Ngày 25/8, Chính phủ Đức đã thông qua dự luật gây tranh cãi về một loại thuế mới đánh vào các ngân hàng. Dự luật này còn phải được Quốc hội Đức phê chuẩn, dự kiến vào cuối năm nay, thì mới có hiệu lực.
Theo dự luật trên, các ngân hàng ở Đức phải dành một phần lợi nhuận hàng năm để đóng góp cho một quỹ mới dựa trên quy mô và mức độ rủi ro của các hoạt động tại những ngân hàng này.
Quỹ mới sẽ được sử dụng để bảo lãnh mọi thể chế tài chính có vai trò sống còn đối với nước Đức trong trường hợp các thể chế này lâm vào nguy cơ phá sản.
Đức là nước khởi xướng việc áp thuế bảo lãnh đối với các ngân hàng và đã xúc tiến biện pháp này sau khi phải rót 100 tỷ euro (127 tỷ USD) để cứu tập đoàn cho vay kinh doanh bất động sản Hypo Real Estate khỏi nguy cơ phá sản.
Berlin muốn các nước khác cũng áp dụng loại thuế này, cốt là để các ngân hàng của Đức không bị thua thiệt so với các đối thủ nước ngoài, nhưng cho đến nay mới chỉ nhận được sự hưởng ứng từ phía Pháp./.
Theo dự luật trên, các ngân hàng ở Đức phải dành một phần lợi nhuận hàng năm để đóng góp cho một quỹ mới dựa trên quy mô và mức độ rủi ro của các hoạt động tại những ngân hàng này.
Quỹ mới sẽ được sử dụng để bảo lãnh mọi thể chế tài chính có vai trò sống còn đối với nước Đức trong trường hợp các thể chế này lâm vào nguy cơ phá sản.
Đức là nước khởi xướng việc áp thuế bảo lãnh đối với các ngân hàng và đã xúc tiến biện pháp này sau khi phải rót 100 tỷ euro (127 tỷ USD) để cứu tập đoàn cho vay kinh doanh bất động sản Hypo Real Estate khỏi nguy cơ phá sản.
Berlin muốn các nước khác cũng áp dụng loại thuế này, cốt là để các ngân hàng của Đức không bị thua thiệt so với các đối thủ nước ngoài, nhưng cho đến nay mới chỉ nhận được sự hưởng ứng từ phía Pháp./.
(TTXVN/Vietnam+)