Hãng tin AFP ngày 8/6 dẫn lời bà Melissa Fleming, người phát ngôn của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), nói rằng từ tuần trước, Chính phủ Libya đã yêu cầu UNHCR đóng cửa văn phòng của tổ chức quốc tế này và rút khỏi Libya mà không đưa ra bất cứ lý do nào.
Tuy nhiên, Chính phủ Libya vẫn chưa đưa ra thời hạn cụ thể buộc UNHCR phải rời khỏi đất nước Bắc Phi này.
Libya được coi là "điểm dừng chân" của những người tị nạn từ khu vực Hạ Sahara của châu Phi và từ Trung Đông, vượt qua biển Địa Trung Hải để tới châu Âu.
Năm 2009, Italy và Libya đã ký một thỏa thuận cho phép Hải quân Italy ngăn chặn những người di cư bất hợp pháp trên biển và gửi trả họ về Libya. Điều này gây ra những chỉ trích gay gắt từ phía UNHCR và các tổ chức nhân quyền khác.
Hiện nay, UNHCR đang giải quyết việc đăng ký, cung cấp sự trợ giúp, nơi tạm trú, đào tạo và tìm kiếm định cư ở nước thứ ba cho những đối tượng thuộc diện tị nạn và di cư vào lãnh thổ Libya, trong đó có người Iraq, Palestine, Sudan, Ethiopia, Eritrea và Somalia.
Trước đó, UNHCR đã thống kê có khoảng 13.000 đối tượng như vậy ở Libya, mặc dù con số thực tế có thể cao hơn thế.
Bà Melissa Fleming cho biết thêm UNHCR đã bắt đầu hoạt động ở Libya từ năm 1991, đang tìm cách thương lượng với Chính phủ Libya để tiếp tục được hoạt động tại nước này./.
Tuy nhiên, Chính phủ Libya vẫn chưa đưa ra thời hạn cụ thể buộc UNHCR phải rời khỏi đất nước Bắc Phi này.
Libya được coi là "điểm dừng chân" của những người tị nạn từ khu vực Hạ Sahara của châu Phi và từ Trung Đông, vượt qua biển Địa Trung Hải để tới châu Âu.
Năm 2009, Italy và Libya đã ký một thỏa thuận cho phép Hải quân Italy ngăn chặn những người di cư bất hợp pháp trên biển và gửi trả họ về Libya. Điều này gây ra những chỉ trích gay gắt từ phía UNHCR và các tổ chức nhân quyền khác.
Hiện nay, UNHCR đang giải quyết việc đăng ký, cung cấp sự trợ giúp, nơi tạm trú, đào tạo và tìm kiếm định cư ở nước thứ ba cho những đối tượng thuộc diện tị nạn và di cư vào lãnh thổ Libya, trong đó có người Iraq, Palestine, Sudan, Ethiopia, Eritrea và Somalia.
Trước đó, UNHCR đã thống kê có khoảng 13.000 đối tượng như vậy ở Libya, mặc dù con số thực tế có thể cao hơn thế.
Bà Melissa Fleming cho biết thêm UNHCR đã bắt đầu hoạt động ở Libya từ năm 1991, đang tìm cách thương lượng với Chính phủ Libya để tiếp tục được hoạt động tại nước này./.
(TTXVN/Vietnam+)