Ngày 22/10, Chính phủ Moldova đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm khi trong Quốc hội chỉ có 36 nghị sỹ bỏ phiếu yêu cầu chính phủ thân châu Âu của Thủ tướng Yuri Lianke phải từ chức, thấp hơn so với mức tối thiểu 51 phiếu theo quy định.
Kể từ khi lên cầm quyền hồi tháng Năm, chính phủ của Thủ tướng Yuri Lianke đã phải nhiều lần đối mặt với các yêu cầu bỏ phiếu bất tín nhiệm do phe đối lập đưa ra, liên quan đến những cáo buộc vi phạm trong quá trình cổ phần hóa Ngân hàng tiết kiệm lớn nhất nước, việc nhượng quyền khai thác sân bay quốc tế ở thủ đô Chisinau, những thất bại trong đàm phán về khu vực ly khai Pridnestrovie và việc lập trạm kiểm soát biên giới ở khu vực Dnestr theo yêu cầu của Liên minh châu Âu (EU).
Tuy nhiên, theo giới phân tích, những mâu thuẫn này thực chất là sự bất đồng giữa chính phủ và phe đối lập về đường lối phát triển đất nước, khi Thủ tướng Yuri Lianke muốn đưa đất nước xích lại gần hơn với EU trong khi phe đối lập muốn ngả về hướng Đông với mục tiêu gia nhập Liên minh Hải quan của Nga, Belarus và Kazakhstan.
Phát biểu trước Quốc hội sau khi công bố kết quả bỏ phiếu, Thủ tướng Yuri Lianke cho rằng những động thái gây căng thẳng của phe đối lập thời gian qua chủ yếu nhằm trì hoãn kế hoạch phê chuẩn Hiệp ước liên kết Moldova-EU, dự kiến sẽ được diễn ra tại Hội nghị thượng đỉnh Đối tác phương Đông vào tháng 11 tới ở thủ đô Vilnius của Litva.
Tuy nhiên, phe đối lập cho biết sẽ không từ bỏ những yêu sách hiện nay, trong đó có việc yêu cầu chính phủ từ chức, giải tán Quốc hội và tiến hành tổng tuyển cử trước thời hạn./.
Kể từ khi lên cầm quyền hồi tháng Năm, chính phủ của Thủ tướng Yuri Lianke đã phải nhiều lần đối mặt với các yêu cầu bỏ phiếu bất tín nhiệm do phe đối lập đưa ra, liên quan đến những cáo buộc vi phạm trong quá trình cổ phần hóa Ngân hàng tiết kiệm lớn nhất nước, việc nhượng quyền khai thác sân bay quốc tế ở thủ đô Chisinau, những thất bại trong đàm phán về khu vực ly khai Pridnestrovie và việc lập trạm kiểm soát biên giới ở khu vực Dnestr theo yêu cầu của Liên minh châu Âu (EU).
Tuy nhiên, theo giới phân tích, những mâu thuẫn này thực chất là sự bất đồng giữa chính phủ và phe đối lập về đường lối phát triển đất nước, khi Thủ tướng Yuri Lianke muốn đưa đất nước xích lại gần hơn với EU trong khi phe đối lập muốn ngả về hướng Đông với mục tiêu gia nhập Liên minh Hải quan của Nga, Belarus và Kazakhstan.
Phát biểu trước Quốc hội sau khi công bố kết quả bỏ phiếu, Thủ tướng Yuri Lianke cho rằng những động thái gây căng thẳng của phe đối lập thời gian qua chủ yếu nhằm trì hoãn kế hoạch phê chuẩn Hiệp ước liên kết Moldova-EU, dự kiến sẽ được diễn ra tại Hội nghị thượng đỉnh Đối tác phương Đông vào tháng 11 tới ở thủ đô Vilnius của Litva.
Tuy nhiên, phe đối lập cho biết sẽ không từ bỏ những yêu sách hiện nay, trong đó có việc yêu cầu chính phủ từ chức, giải tán Quốc hội và tiến hành tổng tuyển cử trước thời hạn./.
(TTXVN)