Sau khi dự luật về nâng mức trần nợ công và cắt giảm ngân sách được lưỡng viện quốc hội thông qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 2/8 đã hối thúc các nhà lập pháp nước này tập trung hơn nữa vào biện pháp tăng trưởng và tạo việc làm để đưa nền kinh tế đất nước thoát khỏi tình trạng u ám hiện nay.
Phát biểu tại Vườn Hồng ít phút sau cuộc biểu quyết tại Thượng viện, ông Obama thừa nhận cuộc chiến nợ công kéo dài nhiều tháng qua đã cản trở sự phục hồi của kinh tế Mỹ. Giờ đây, nguy cơ nước Mỹ vỡ nợ lần đầu tiên trong lịch sử đã được đẩy lùi, ít nhất là đến năm 2013, vì thế Tổng thống Mỹ một lần nữa kêu gọi sự hợp tác thực chất hơn nữa giữa hai đảng tại Quốc hội trong tiến trình phục hồi nền kinh tế đất nước.
Tổng thống Obama nhấn mạnh việc thông qua dự luật nâng trần nợ công chỉ là bước đi đầu tiên trên con đường dài của tiến trình phục hồi kinh tế. Ông trách Quốc hội đã lún sâu vào cuộc chiến nảy lửa về thâm hụt ngân sách và chi tiêu công, gây chia rẽ nước Mỹ thay vì tập trung giải quyết vấn đề thất nghiệp.
Tổng thống Obama khẳng định các cơ quan lập pháp và hành pháp của Mỹ phải nỗ lực hết sức trong quyền hạn của mình để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và tạo thêm nhiều việc làm cho người Mỹ, đồng thời nhấn mạnh ông sẽ làm việc hết sức trong thời gian tới đây để giải quyết hồ sơ việc làm.
Đáp lại bài phát biểu của Tổng thống Obama, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện, Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Harry Reid tuyên bố ưu tiên số một trong chương trình nghị sự của quốc hội là làm sao để tạo việc làm cho tất cả người dân Mỹ. Ông Reid cũng thông báo dự luật đầu tiên mà Quốc hội sẽ tập trung soạn thảo và xem xét sau kỳ nghỉ tháng 9 tới sẽ là dự luật liên quan đến vấn đề việc làm.
Về phần mình, lãnh đạo phe Dân chủ tại Hạ viện, bà Nancy Pelosi khẳng định: "Chúng ta đã nói quá nhiều về nợ, giờ phải thảo luận về vấn đề việc làm."
Trong khi đó, các tổ chức tài chính và tín dụng quốc tế cũng như thị trường chứng khoán thế giới đã có những phản ứng đầu tiên sau khi Tổng thống Obama ký ban hành luật nâng trần nợ công của Mỹ.
Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's ngày 2/8 đã giữ nguyên chỉ số xếp hạng tín dụng của Mỹ ở mức AAA. Tuy nhiên, Moody's vẫn cảnh báo về về "viễn cảnh tiêu cực" và cho biết có thể đánh tụt hạng tín dụng của Mỹ nếu các quy định về ngân sách không được tuân thủ hoặc tăng trưởng kinh tế của nước này bị giảm mạnh.
Cùng quan điểm này, cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch cũng giữ nguyên chỉ số tín dụng AAA đối với Mỹ. Tuy nhiên, Fitch cho biết sẽ tiếp tục đánh giá việc quản lý thâm hụt ngân sách dài hạn có đảm bảo tăng trưởng kinh tế hay không.
Dù vậy, dự luật nâng trần nợ công cũng không thể cứu chứng khoán Mỹ khỏi tuột dốc. Thị trường chứng khoán, sau khi tăng nhẹ trước thông tin các bên đạt được thỏa thuận về nâng trần nợ và giảm ngân sách, đã quay đầu giảm điểm mạnh ngay sau khi các nhà đầu tư nhận được báo cáo đáng thất vọng về hoạt động sản xuất của Mỹ.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 2,19% điểm xuống dưới 12.000 điểm và chỉ số công nghệ Nasdaq Composite cũng giảm 2,75%, mức thấp nhất kể từ giữa tháng 3 năm nay. Giảm mạnh nhất là lãi suất trái phiếu Mỹ (loại 10 năm và 30 năm).
Cùng ngày, các chuyên gia kinh tế cảnh báo kinh tế Mỹ có thể tăng trưởng yếu và trì trệ trong quý 2/2011 sau khi có các dữ liệu cho thấy người tiêu dùng Mỹ thắt chặt hầu bao và chính phủ quyết định cắt giảm chi tiêu hơn nữa.
Theo kết quả một cuộc thăm dò dư luận được kênh truyền hình CNN công bố ngày 2/8, phần lớn người dân Mỹ phản đối dự luật nâng trần nợ công, theo đó sẽ cắt giảm đáng kể chi tiêu của chính phủ liên bang./.
Phát biểu tại Vườn Hồng ít phút sau cuộc biểu quyết tại Thượng viện, ông Obama thừa nhận cuộc chiến nợ công kéo dài nhiều tháng qua đã cản trở sự phục hồi của kinh tế Mỹ. Giờ đây, nguy cơ nước Mỹ vỡ nợ lần đầu tiên trong lịch sử đã được đẩy lùi, ít nhất là đến năm 2013, vì thế Tổng thống Mỹ một lần nữa kêu gọi sự hợp tác thực chất hơn nữa giữa hai đảng tại Quốc hội trong tiến trình phục hồi nền kinh tế đất nước.
Tổng thống Obama nhấn mạnh việc thông qua dự luật nâng trần nợ công chỉ là bước đi đầu tiên trên con đường dài của tiến trình phục hồi kinh tế. Ông trách Quốc hội đã lún sâu vào cuộc chiến nảy lửa về thâm hụt ngân sách và chi tiêu công, gây chia rẽ nước Mỹ thay vì tập trung giải quyết vấn đề thất nghiệp.
Tổng thống Obama khẳng định các cơ quan lập pháp và hành pháp của Mỹ phải nỗ lực hết sức trong quyền hạn của mình để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và tạo thêm nhiều việc làm cho người Mỹ, đồng thời nhấn mạnh ông sẽ làm việc hết sức trong thời gian tới đây để giải quyết hồ sơ việc làm.
Đáp lại bài phát biểu của Tổng thống Obama, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện, Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Harry Reid tuyên bố ưu tiên số một trong chương trình nghị sự của quốc hội là làm sao để tạo việc làm cho tất cả người dân Mỹ. Ông Reid cũng thông báo dự luật đầu tiên mà Quốc hội sẽ tập trung soạn thảo và xem xét sau kỳ nghỉ tháng 9 tới sẽ là dự luật liên quan đến vấn đề việc làm.
Về phần mình, lãnh đạo phe Dân chủ tại Hạ viện, bà Nancy Pelosi khẳng định: "Chúng ta đã nói quá nhiều về nợ, giờ phải thảo luận về vấn đề việc làm."
Trong khi đó, các tổ chức tài chính và tín dụng quốc tế cũng như thị trường chứng khoán thế giới đã có những phản ứng đầu tiên sau khi Tổng thống Obama ký ban hành luật nâng trần nợ công của Mỹ.
Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's ngày 2/8 đã giữ nguyên chỉ số xếp hạng tín dụng của Mỹ ở mức AAA. Tuy nhiên, Moody's vẫn cảnh báo về về "viễn cảnh tiêu cực" và cho biết có thể đánh tụt hạng tín dụng của Mỹ nếu các quy định về ngân sách không được tuân thủ hoặc tăng trưởng kinh tế của nước này bị giảm mạnh.
Cùng quan điểm này, cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch cũng giữ nguyên chỉ số tín dụng AAA đối với Mỹ. Tuy nhiên, Fitch cho biết sẽ tiếp tục đánh giá việc quản lý thâm hụt ngân sách dài hạn có đảm bảo tăng trưởng kinh tế hay không.
Dù vậy, dự luật nâng trần nợ công cũng không thể cứu chứng khoán Mỹ khỏi tuột dốc. Thị trường chứng khoán, sau khi tăng nhẹ trước thông tin các bên đạt được thỏa thuận về nâng trần nợ và giảm ngân sách, đã quay đầu giảm điểm mạnh ngay sau khi các nhà đầu tư nhận được báo cáo đáng thất vọng về hoạt động sản xuất của Mỹ.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 2,19% điểm xuống dưới 12.000 điểm và chỉ số công nghệ Nasdaq Composite cũng giảm 2,75%, mức thấp nhất kể từ giữa tháng 3 năm nay. Giảm mạnh nhất là lãi suất trái phiếu Mỹ (loại 10 năm và 30 năm).
Cùng ngày, các chuyên gia kinh tế cảnh báo kinh tế Mỹ có thể tăng trưởng yếu và trì trệ trong quý 2/2011 sau khi có các dữ liệu cho thấy người tiêu dùng Mỹ thắt chặt hầu bao và chính phủ quyết định cắt giảm chi tiêu hơn nữa.
Theo kết quả một cuộc thăm dò dư luận được kênh truyền hình CNN công bố ngày 2/8, phần lớn người dân Mỹ phản đối dự luật nâng trần nợ công, theo đó sẽ cắt giảm đáng kể chi tiêu của chính phủ liên bang./.
(TTXVN/Vietnam+)