Công ty nghiên cứu thị trường IHS vừa dự đoán Mỹ sẽ bị thiệt hại ít nhất 300 triệu USD mỗi ngày do sản lượng kinh tế sụt giảm sau khi chính phủ nước này phải đóng cửa một phần, vì Thượng viện và Hạ viện không tìm được tiếng nói chung về vấn đề ngân sách.
Dự kiến, mức độ ảnh hưởng sẽ gia tăng nếu tình trạng đóng cửa kéo dài, dẫn tới lòng tin và chi tiêu của các doanh nghiệp, người tiêu dùng suy giảm.
Nếu Chính phủ Mỹ đóng cửa trong vòng một tuần, GDP quý 4 của Mỹ sẽ giảm đi 0,2 điểm phần trăm và sẽ chỉ tăng 2%, nếu dài hơn thì con số này có thể còn 0,9-1,4%. Điều đáng lo ngại hơn là tác động của sự đóng cửa chính phủ đối với đà phục hồi kinh tế ở Mỹ.
Theo Tổng thống Mỹ Barack Obama, Quốc hội Mỹ đã thất bại trong việc thông qua ngân sách cho chính phủ và kết quả là phần lớn các cơ quan của liên bang phải đóng cửa cho đến khi được cấp tiền.
Theo ông Obama, Quốc hội Mỹ đã không làm tròn trách nhiệm và cũng cam kết với lực lượng quân đội rằng sẽ thúc giục cơ quan lập pháp nước này sớm có biện pháp giúp chính phủ mở cửa trở lại.
Trong khi đó, Chủ tịch Hạ viện John Boehner cho rằng các Thượng nghị sỹ Mỹ đã không làm việc tích cực để Thượng viện và Hạ viện có thể cùng thống nhất về dự thảo luật ngân sách tài khóa 2014.
Chương trình chăm sóc sức khỏe Obamacare đã trở thành tâm điểm của sự bất đồng giữa các nghị sỹ hai đảng Dân chủ và Cộng hòa. Theo các nghị sỹ Dân chủ, Obamacare sẽ mang lại hy vọng, giúp cho khoảng 32 triệu người trong số 50 triệu người chưa có bảo hiểm y tế được hưởng các dịch vụ y tế thông qua bảo hiểm, thì tầng lớp người giàu và các nghị sỹ Cộng hòa lại cho rằng nó sẽ làm tăng 500 tỷ USD tiền thuế với người Mỹ, vì để có kinh phí, Chính phủ Mỹ đã đề nghị tăng thuế 5% với những người có thu nhập từ hơn 1 triệu USD/năm.
Như vậy, về cơ bản, cuộc tranh cãi không có hồi kết giữa các nghị sỹ Dân chủ, Cộng hòa thực chất vẫn là về đảm bảo lợi ích cho người giàu (thiểu số) và người nghèo (đa số). Trong khi Mỹ hiện có tới 50 triệu người, chiếm 16% dân số, vẫn chưa có bảo hiểm y tế và cần Obamacare, thì chỉ có khoảng 1% dân số thuộc nhóm người có mức thu nhập hàng năm từ 1 triệu USD trở lên.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng việc Chính phủ Mỹ đóng cửa lại là một điều tốt, vì Mỹ đang đứng trước một hạn định khác, mà nếu không được xử lý sớm thì mối nguy sẽ còn lớn hơn rất nhiều.
Theo dự kiến, ngày 17/10 sẽ là hạn cuối cho việc nâng trần nợ của Chính phủ Mỹ và nếu quốc hội không thể thông qua việc nâng trần nợ, Mỹ sẽ lần đầu tiên trong lịch sử bị vỡ nợ. Vì vậy, theo các chuyên gia của ngân hàng Goldman Sachs, việc Chính phủ Mỹ đóng cửa hiện tại là một thử nghiệm tích cực để đánh giá phản ứng của thị trường tài chính nếu như trần nợ công không được xử lý đúng hạn.
Trong khi đó, số người bán chứng khoán và đồng USD trên các thị trường châu Á ngày 1/10 tăng chút ít sau khi Chính phủ Mỹ tạm đóng cửa một phần.
Các thương nhân cho biết, vụ đóng cửa đầu tiên trong vòng 17 năm của Chính phủ Mỹ đã làm thị trường Tokyo mất điểm sáng 1/10, nhưng vào cuối ngày giao dịch chỉ số chứng khoán Nikkei 225 cũng tăng được 29 điểm, tương đương với 0,2%. Các thị trường chứng khoán Hong Kong và Thượng Hải ngày 1/10 đóng cửa nghỉ lễ. Chỉ số chứng khoán KOSPI của Hàn Quốc tăng 0,1%.
Ông Masamichi Adachi, một chuyên gia kinh tế của công ty JP Morgan ở Tokyo cho biết, trong thời gian gần đây các nhà đầu tư đã dự kiến Chính phủ Mỹ sẽ đóng cửa. Còn ông Nuttachart Mekmasin, Phó Chủ tịch công ty chứng khoán Trinity ở Bangkok, Thái Lan, cho rằng các vấn đề ở Mỹ sẽ có những tác động hạn chế vào lúc này.
Tỷ giá hối đoái của USD ở các thị trường châu Á đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng chín tháng qua và đồng yen được hưởng lợi từ tình trạng bất đồng ngân sách của hai viện Quốc hội Mỹ./.
Dự kiến, mức độ ảnh hưởng sẽ gia tăng nếu tình trạng đóng cửa kéo dài, dẫn tới lòng tin và chi tiêu của các doanh nghiệp, người tiêu dùng suy giảm.
Nếu Chính phủ Mỹ đóng cửa trong vòng một tuần, GDP quý 4 của Mỹ sẽ giảm đi 0,2 điểm phần trăm và sẽ chỉ tăng 2%, nếu dài hơn thì con số này có thể còn 0,9-1,4%. Điều đáng lo ngại hơn là tác động của sự đóng cửa chính phủ đối với đà phục hồi kinh tế ở Mỹ.
Theo Tổng thống Mỹ Barack Obama, Quốc hội Mỹ đã thất bại trong việc thông qua ngân sách cho chính phủ và kết quả là phần lớn các cơ quan của liên bang phải đóng cửa cho đến khi được cấp tiền.
Theo ông Obama, Quốc hội Mỹ đã không làm tròn trách nhiệm và cũng cam kết với lực lượng quân đội rằng sẽ thúc giục cơ quan lập pháp nước này sớm có biện pháp giúp chính phủ mở cửa trở lại.
Trong khi đó, Chủ tịch Hạ viện John Boehner cho rằng các Thượng nghị sỹ Mỹ đã không làm việc tích cực để Thượng viện và Hạ viện có thể cùng thống nhất về dự thảo luật ngân sách tài khóa 2014.
Chương trình chăm sóc sức khỏe Obamacare đã trở thành tâm điểm của sự bất đồng giữa các nghị sỹ hai đảng Dân chủ và Cộng hòa. Theo các nghị sỹ Dân chủ, Obamacare sẽ mang lại hy vọng, giúp cho khoảng 32 triệu người trong số 50 triệu người chưa có bảo hiểm y tế được hưởng các dịch vụ y tế thông qua bảo hiểm, thì tầng lớp người giàu và các nghị sỹ Cộng hòa lại cho rằng nó sẽ làm tăng 500 tỷ USD tiền thuế với người Mỹ, vì để có kinh phí, Chính phủ Mỹ đã đề nghị tăng thuế 5% với những người có thu nhập từ hơn 1 triệu USD/năm.
Như vậy, về cơ bản, cuộc tranh cãi không có hồi kết giữa các nghị sỹ Dân chủ, Cộng hòa thực chất vẫn là về đảm bảo lợi ích cho người giàu (thiểu số) và người nghèo (đa số). Trong khi Mỹ hiện có tới 50 triệu người, chiếm 16% dân số, vẫn chưa có bảo hiểm y tế và cần Obamacare, thì chỉ có khoảng 1% dân số thuộc nhóm người có mức thu nhập hàng năm từ 1 triệu USD trở lên.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng việc Chính phủ Mỹ đóng cửa lại là một điều tốt, vì Mỹ đang đứng trước một hạn định khác, mà nếu không được xử lý sớm thì mối nguy sẽ còn lớn hơn rất nhiều.
Theo dự kiến, ngày 17/10 sẽ là hạn cuối cho việc nâng trần nợ của Chính phủ Mỹ và nếu quốc hội không thể thông qua việc nâng trần nợ, Mỹ sẽ lần đầu tiên trong lịch sử bị vỡ nợ. Vì vậy, theo các chuyên gia của ngân hàng Goldman Sachs, việc Chính phủ Mỹ đóng cửa hiện tại là một thử nghiệm tích cực để đánh giá phản ứng của thị trường tài chính nếu như trần nợ công không được xử lý đúng hạn.
Trong khi đó, số người bán chứng khoán và đồng USD trên các thị trường châu Á ngày 1/10 tăng chút ít sau khi Chính phủ Mỹ tạm đóng cửa một phần.
Các thương nhân cho biết, vụ đóng cửa đầu tiên trong vòng 17 năm của Chính phủ Mỹ đã làm thị trường Tokyo mất điểm sáng 1/10, nhưng vào cuối ngày giao dịch chỉ số chứng khoán Nikkei 225 cũng tăng được 29 điểm, tương đương với 0,2%. Các thị trường chứng khoán Hong Kong và Thượng Hải ngày 1/10 đóng cửa nghỉ lễ. Chỉ số chứng khoán KOSPI của Hàn Quốc tăng 0,1%.
Ông Masamichi Adachi, một chuyên gia kinh tế của công ty JP Morgan ở Tokyo cho biết, trong thời gian gần đây các nhà đầu tư đã dự kiến Chính phủ Mỹ sẽ đóng cửa. Còn ông Nuttachart Mekmasin, Phó Chủ tịch công ty chứng khoán Trinity ở Bangkok, Thái Lan, cho rằng các vấn đề ở Mỹ sẽ có những tác động hạn chế vào lúc này.
Tỷ giá hối đoái của USD ở các thị trường châu Á đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng chín tháng qua và đồng yen được hưởng lợi từ tình trạng bất đồng ngân sách của hai viện Quốc hội Mỹ./.
Anh Quân (TTXVN)