Trong cuộc hòa đàm ngày 4/2 dưới sự trung gian của Trung Quốc, các đại diện của Chính phủ Myanmar và lực lượng phiến quân mang tên Tổ chức Độc lập Kachin đã đạt được thỏa thuận gồm nhiều điểm nhằm làm dịu bớt căng thẳng, hướng tới chấm dứt xung đột tại quốc gia Đông Nam Á này.
Tuyên bố chung gồm 5 điểm, được hai bên đưa ra sau 7 giờ đàm phán tại thị trấn biên giới Ruili. Theo đó, Tổ chức Độc lập Kachin (KIO) và Ủy ban Hòa bình trung ương của Chính phủ Myanmar đã thỏa thuận làm dịu bớt căng thẳng quân sự, mở các kênh liên lạc và mời các quan sát viên tham dự cuộc đàm phán để tiến hành cuộc đối thoại chính trị dự kiến tổ chức trước cuối tháng 2 này.
Hai bên cũng đồng ý đối thoại chính trị, thương lượng về ngừng bắn, và thiết lập một hệ thống giám sát để thực thi thỏa thuận ngừng bắn.
Trước đó, ngày 18/1, Chính phủ Myanmar đã đơn phương tuyên bố ngừng bắn tại Kachin với Quân đội Độc lập Kachin (KIA) - tổ chức vũ trang của nhánh chính trị KIO, để chuẩn bị cho cuộc đối thoại chính trị. Tuy nhiên, bạo lực tại bang này vẫn tái diễn.
[Chính phủ Myanmar và phiến quân bắt đầu hòa đàm]
Tính đến nay, các cuộc đụng độ ở Kachin kể từ khi thỏa thuận ngừng bắn bị phá vỡ hồi tháng 6/2011 đã làm gần 100.000 người bang này phải sơ tán.
Chính phủ Myanmar đã ký thỏa thuận ngừng bắn với 10 nhóm phiến quân, trong đó có nhóm vũ trang sắc tộc Liên minh Dân tộc Karen (KNU), và hiện KIO là nhóm duy nhất chưa đạt được thỏa thuận ngừng bắn với chính phủ của Tổng thống Thein Sein./.
Tuyên bố chung gồm 5 điểm, được hai bên đưa ra sau 7 giờ đàm phán tại thị trấn biên giới Ruili. Theo đó, Tổ chức Độc lập Kachin (KIO) và Ủy ban Hòa bình trung ương của Chính phủ Myanmar đã thỏa thuận làm dịu bớt căng thẳng quân sự, mở các kênh liên lạc và mời các quan sát viên tham dự cuộc đàm phán để tiến hành cuộc đối thoại chính trị dự kiến tổ chức trước cuối tháng 2 này.
Hai bên cũng đồng ý đối thoại chính trị, thương lượng về ngừng bắn, và thiết lập một hệ thống giám sát để thực thi thỏa thuận ngừng bắn.
Trước đó, ngày 18/1, Chính phủ Myanmar đã đơn phương tuyên bố ngừng bắn tại Kachin với Quân đội Độc lập Kachin (KIA) - tổ chức vũ trang của nhánh chính trị KIO, để chuẩn bị cho cuộc đối thoại chính trị. Tuy nhiên, bạo lực tại bang này vẫn tái diễn.
[Chính phủ Myanmar và phiến quân bắt đầu hòa đàm]
Tính đến nay, các cuộc đụng độ ở Kachin kể từ khi thỏa thuận ngừng bắn bị phá vỡ hồi tháng 6/2011 đã làm gần 100.000 người bang này phải sơ tán.
Chính phủ Myanmar đã ký thỏa thuận ngừng bắn với 10 nhóm phiến quân, trong đó có nhóm vũ trang sắc tộc Liên minh Dân tộc Karen (KNU), và hiện KIO là nhóm duy nhất chưa đạt được thỏa thuận ngừng bắn với chính phủ của Tổng thống Thein Sein./.
(TTXVN)