"Chính phủ Việt Nam đã thắt chặt tiền tệ thành công"

HSBC nhận định các biện pháp thắt chặt tiền tệ của Việt Nam trong năm 2011 đã kiềm chế cầu tín dụng và giảm lạm phát đáng kể.

Theo báo cáo về tháng 5/2012 của Tập đoàn này, Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể trong việc kiềm chế lạm phát. Để ứng phó với mức lạm phát cao, năm ngoái Chính phủ Việt Nam đã thực thi các biện pháp thắt chặt tiền tệ để giảm cầu. Tăng trưởng tín dụng giảm từ 27,7% năm 2010 xuống chỉ còn 10,9% năm 2011.

Theo nhận định của Tập đoàn HSBC, tại Việt Nam, các biện pháp thắt chặt tiền tệ được áp dụng thành công trong năm 2011 đã kiềm chế cầu tín dụng và giảm lạm phát đáng kể.          

Theo báo cáo về tháng 5/2012 của Tập đoàn này, Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể trong việc kiềm chế lạm phát. Để ứng phó với mức lạm phát cao, năm ngoái Chính phủ Việt Nam đã thực thi các biện pháp thắt chặt tiền tệ để giảm cầu. Tăng trưởng tín dụng giảm từ 27,7% năm 2010 xuống chỉ còn 10,9% năm 2011.

Trong khi Ngân hàng Nhà nước đảo ngược quá trình thắt chặt vào cuối năm 2011 và sau đó hạ các lãi suất chính sách vào đầu năm 2012, tổng lượng vốn vay đã hạ 1,9% từ đầu năm tới hết tháng 3, cho thấy nhu cầu trong nước thấp hơn nhiều với mong đợi. Với tín dụng thu hẹp trong quý đầu tiên và tăng trưởng kinh tế bị giảm tốc, Ngân hàng Nhà nước có lẽ sẽ hạ tiếp các lãi suất chính sách trong các quý tiếp theo. 

Sự suy giảm của tổng cầu mang lại hai hiệu ứng tích cực là: lạm phát giảm đi đáng kể và có khả năng đạt một con số vào tháng 5; nhu cầu nhập khẩu giảm đáng kể, do đó cán cân thương mại và sự ổn định của đồng Việt Nam (VND) sẽ được cải thiện. Ngay cả xuất khẩu, vốn dĩ rất sôi động, cũng sẽ giảm đi do VND trở nên kém cạnh tranh cũng như nhu cầu ngoài nước đang giảm sút. Nhìn tổng thể, xuất khẩu ròng sẽ tăng do nhập khẩu giảm, nhưng nhu cầu trong nước cũng sẽ rất thấp. Vì vậy, theo HSBC, dự đoán về tăng trưởng của kinh tế Việt Nam năm 2012 sẽ ở mức 5,1%, ước đoán áp lực lạm phát cũng sẽ giảm nhiều và sẽ vào khoảng mức 9,8%.          

HSBC cho rằng, mặc dù vẫn sẽ có tăng trưởng nhưng tốc độ hàng xuất khẩu của  Việt Nam sẽ chậm lại. Nhưng sự lo lắng nhất không phải là ở xuất khẩu mà là nhập khẩu đang suy giảm đáng kể, vì hầu hết mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam được sử dụng cho sản xuất hơn là tiêu dùng. Do nhập khẩu giảm, thâm hụt thương mại sẽ được cải thiện đáng kể và giảm từ 9,8 tỷ USD xuống chỉ còn 4,6 tỷ USD trong năm nay.

Cho tới nay, cán cân thương mại và FDI đã ở trong khu vực tích cực trong vòng 6 tháng, đã đóng góp vào sự ổn định của VND. Tín hiệu đáng mừng cho VND là lãi suất thực, đo bằng lãi suất thị trường mở OMO, hiện đã ở mức thực dương lần đầu tiên trong vòng hơn hai năm qua…/.

Hà Huy Hiệp (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục