Chính quyền mới của Palestine đã tuyên thệ nhậm chức trong một buổi lễ diễn ra tại thị trấn Ramallah ở Bờ Tây ngày 16/5, hơn một năm sau khi chính quyền tiền nhiệm từ chức.
Với 25 thành viên, trong đó có 11 gương mặt mới, chính quyền được đặt dưới sự điều hành của Thủ tướng Salam Fayyad, người đã từng đảm trách cương vị này trong chính quyền trước đó. Tổng thống Mahmud Abbas chứng kiến lễ tuyên thệ.
Chính quyền của phong trào Hồi giáo vũ trang Hamas tại dải Gaza đã lập tức lên tiếng chỉ trích, cho rằng động thái trên chứng tỏ chính quyền của Tổng thống Abbas và phong trào Fatah do ông đứng đầu đã quyết định từ bỏ tiến trình hòa giải hai bên thỏa thuận từ tháng Tư năm ngoái.
Chỉ hai tháng sau khi nội các cũ ở Bờ Tây từ chức vào tháng 2/2011, hai phái vũ trang Fatah ở Bờ Tây và Hamas ở dải Gaza đã bất ngờ công bố thỏa thuận hòa giải, theo đó thành lập một nội các lâm thời gồm các nhân vật độc lập do hai bên lựa chọn. Nội các này có nhiệm vụ chuẩn bị cho các cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào tháng 5/2012.
Tuy nhiên sau đó, việc thực hiện thỏa thuận hầu như đình trệ khiến chính quyền của Tổng thống Abbas gần như bị tê liệt, khiến ông phải quyết định thành lập nội các mới.
Tuy nhiên, ông Abbas vẫn để ngỏ cánh cửa thực thi thỏa thuận hòa giải với Hamas khi nói rằng chính quyền mới ở Bờ Tây sẵn sàng "nhường chỗ" cho một chính phủ lâm thời nếu như chính phủ này được nhanh chóng thành lập.
Trong một diễn biến khác, cùng ngày 16/5, Tổng thống Abbas đã ký luật bầu cử sửa đổi, theo đó cho phép tiến hành các cuộc bầu cử địa phương riêng rẽ ở Bờ Tây và dải Gaza.
Quyết định sửa đổi này tạo cơ sở pháp lý để chính quyền Palestine ở Bờ Tây có thể chủ động tổ chức các cuộc bầu cử theo từng giai đoạn, vốn được coi là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Palestine hiện nay.
Theo kế hoạch, Palestine phải tổ chức các cuộc bầu cử địa phương vào tháng 7/2011, song kế hoạch đã liên tục bị hoãn cho đến nay. Cuộc bầu cử gần đây nhất ở Palestine là bầu cử quốc hội năm 2006 với thắng lợi thuộc về phong trào Hamas./.
Với 25 thành viên, trong đó có 11 gương mặt mới, chính quyền được đặt dưới sự điều hành của Thủ tướng Salam Fayyad, người đã từng đảm trách cương vị này trong chính quyền trước đó. Tổng thống Mahmud Abbas chứng kiến lễ tuyên thệ.
Chính quyền của phong trào Hồi giáo vũ trang Hamas tại dải Gaza đã lập tức lên tiếng chỉ trích, cho rằng động thái trên chứng tỏ chính quyền của Tổng thống Abbas và phong trào Fatah do ông đứng đầu đã quyết định từ bỏ tiến trình hòa giải hai bên thỏa thuận từ tháng Tư năm ngoái.
Chỉ hai tháng sau khi nội các cũ ở Bờ Tây từ chức vào tháng 2/2011, hai phái vũ trang Fatah ở Bờ Tây và Hamas ở dải Gaza đã bất ngờ công bố thỏa thuận hòa giải, theo đó thành lập một nội các lâm thời gồm các nhân vật độc lập do hai bên lựa chọn. Nội các này có nhiệm vụ chuẩn bị cho các cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào tháng 5/2012.
Tuy nhiên sau đó, việc thực hiện thỏa thuận hầu như đình trệ khiến chính quyền của Tổng thống Abbas gần như bị tê liệt, khiến ông phải quyết định thành lập nội các mới.
Tuy nhiên, ông Abbas vẫn để ngỏ cánh cửa thực thi thỏa thuận hòa giải với Hamas khi nói rằng chính quyền mới ở Bờ Tây sẵn sàng "nhường chỗ" cho một chính phủ lâm thời nếu như chính phủ này được nhanh chóng thành lập.
Trong một diễn biến khác, cùng ngày 16/5, Tổng thống Abbas đã ký luật bầu cử sửa đổi, theo đó cho phép tiến hành các cuộc bầu cử địa phương riêng rẽ ở Bờ Tây và dải Gaza.
Quyết định sửa đổi này tạo cơ sở pháp lý để chính quyền Palestine ở Bờ Tây có thể chủ động tổ chức các cuộc bầu cử theo từng giai đoạn, vốn được coi là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Palestine hiện nay.
Theo kế hoạch, Palestine phải tổ chức các cuộc bầu cử địa phương vào tháng 7/2011, song kế hoạch đã liên tục bị hoãn cho đến nay. Cuộc bầu cử gần đây nhất ở Palestine là bầu cử quốc hội năm 2006 với thắng lợi thuộc về phong trào Hamas./.
(TTXVN)