Cơ quan thông tấn Niger (ANP) ngày 23/2 cho biết chính quyền quân sự Niger, tự xưng là Hội đồng tối cao phục hồi Dân chủ (CSRD) đã bổ nhiệm một Thủ tướng để lãnh đạo chính phủ chuyển tiếp của quốc gia Tây Phi này cho đến khi tổ chức bầu cử.
Một thông cáo phát trên đài truyền hình quốc gia ngày 23/2 nêu rõ thủ lĩnh cuộc đảo chính hôm 18/2 vừa qua, Salou Djibo, người vừa được CSRD chỉ định làm Tổng thống lâm thời Niger, đã ký sắc lệnh chỉ định ông Mahamadou Dandah đảm nhận chức Thủ tướng nước này.
Ông Dandah từng giữ chức Bộ trưởng Thông tin dưới thời chính quyền quân sự tiếm quyền sau vụ đảo chính năm 1999.
CSRD cũng cho biết sẽ duy trì các sắc lệnh và quyền lập pháp cho đến khi một chính phủ chuyển tiếp ra đời thông qua bầu cử.
Vụ đảo chính ngày 18/2 lật đổ Tổng thống đương nhiệm Mamadou Tandja xảy ra sau nhiều tháng tranh cãi cẳng thẳng giữa ông Tandja và các phe đối lập xung quanh vấn đề xuất urani ra nước ngoài.
Đây cũng là vụ đảo chính thứ 4 kể từ khi Niger, một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới có tham vọng trở thành nhà xuất khẩu urani lớn nhất toàn cầu, giành được độc lập.
Theo một báo cáo của cơ quan đa phương lớn nhất hành tinh này ngày 23/2, hơn 7 triệu dân Niger đang phải đối mặt với nguy cơ mất an ninh lương thực, do mùa màng thất bát.
Liên hợp quốc cho biết khoảng 2,7 triệu người, tức là 1/5 số gia đình Niger, sẽ bị thiếu lương thực trầm trọng và 5,1 triệu người khác sẽ bị mất an ninh lương thực ở mức vừa phải.
Theo ước tính của Liên hợp quốc, hơn một nửa dân số Niger sẽ bị thiếu lương thực hơn hai tháng, trước khi họ có thể thu hoạch vụ mùa tới vào tháng 10.
Liên hợp quốc đang hợp tác chặt chẽ với các đối tác, trong đó có Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) và Liên minh châu Phi (AU) để đối phó với cuộc khủng hoảng hiện nay ở Niger./.
Một thông cáo phát trên đài truyền hình quốc gia ngày 23/2 nêu rõ thủ lĩnh cuộc đảo chính hôm 18/2 vừa qua, Salou Djibo, người vừa được CSRD chỉ định làm Tổng thống lâm thời Niger, đã ký sắc lệnh chỉ định ông Mahamadou Dandah đảm nhận chức Thủ tướng nước này.
Ông Dandah từng giữ chức Bộ trưởng Thông tin dưới thời chính quyền quân sự tiếm quyền sau vụ đảo chính năm 1999.
CSRD cũng cho biết sẽ duy trì các sắc lệnh và quyền lập pháp cho đến khi một chính phủ chuyển tiếp ra đời thông qua bầu cử.
Vụ đảo chính ngày 18/2 lật đổ Tổng thống đương nhiệm Mamadou Tandja xảy ra sau nhiều tháng tranh cãi cẳng thẳng giữa ông Tandja và các phe đối lập xung quanh vấn đề xuất urani ra nước ngoài.
Đây cũng là vụ đảo chính thứ 4 kể từ khi Niger, một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới có tham vọng trở thành nhà xuất khẩu urani lớn nhất toàn cầu, giành được độc lập.
Theo một báo cáo của cơ quan đa phương lớn nhất hành tinh này ngày 23/2, hơn 7 triệu dân Niger đang phải đối mặt với nguy cơ mất an ninh lương thực, do mùa màng thất bát.
Liên hợp quốc cho biết khoảng 2,7 triệu người, tức là 1/5 số gia đình Niger, sẽ bị thiếu lương thực trầm trọng và 5,1 triệu người khác sẽ bị mất an ninh lương thực ở mức vừa phải.
Theo ước tính của Liên hợp quốc, hơn một nửa dân số Niger sẽ bị thiếu lương thực hơn hai tháng, trước khi họ có thể thu hoạch vụ mùa tới vào tháng 10.
Liên hợp quốc đang hợp tác chặt chẽ với các đối tác, trong đó có Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) và Liên minh châu Phi (AU) để đối phó với cuộc khủng hoảng hiện nay ở Niger./.
(TTXVN/Vietnam+)