Chợ nổi Cái Bè, tỉnh Tiền Giang mọc lên tự nhiên, không phải vì mục đích du lịch, cảnh họp chợ ở đây cũng tự nhiên xuất phát từ nhu cầu trao đổi hàng hóa của mọi người.
Chính vì thế mà khách du lịch thập phương muốn đến đây tham quan và tìm hiểu những người lênh đênh trên sông quanh năm sống như thế nào. Với những đặc trưng tự nhiên như thế, mỗi năm chợ nổi này thu hút 400.000 lượt khách quốc tế đến tham quan, nhất là vào dịp cuối năm lại càng nhộn nhịp hơn.
Thu hút khách phương Tây
Anh Pascal Bigay, 40 tuổi, quốc tịch Pháp, là nhân viên kinh doanh bảo hiểm của Tập đoàn Credit Suisse, Thụy Sỹ và bạn gái Estelle Sedilot, 30 tuổi, một công chức nhà nước, làm việc tại Paris, Pháp lần đầu tiên đến Việt Nam, cũng là lần đầu đến chợ nổi Cái Bè. Cả hai đều rất ngạc nhiên trước sinh hoạt của người dân trên sông.
Khi được biết người dân miền sông nước này sống bằng những ghe trái cây như xoài, mít, bưởi, anh không khỏi ngạc nhiên và thích thú. Còn cô bạn gái Estelle đã mua chiếc giỏ xách thủ công và đôi dép làm từ lục bình về làm kỷ niệm.
Đoàn khách du lịch Đức đi theo tour của Công ty du lịch Đông Dương (Indochina) có hơn chục người. Anh Hàn Quốc Thái, hướng dẫn viên du lịch của đoàn cho biết đoàn này đi du lịch bằng xe đạp. Họ đã đạp xe 70km đến chợ nổi Cái Bè, sau chuyến tham quan chợ nổi Cái Bè, đoàn sẽ tiếp tục đạp xe đến Cần Thơ.
Anh Thái cho biết thêm: “Những khách này thường đi xe đạp đến các điểm du lịch. Lần này đến chợ nổi Cái Bè, họ muốn tham quan cảnh sinh hoạt của chợ nổi, hơn nữa họ cũng muốn tận mắt chứng kiến những cảnh đẹp miền sông nước, bình dị và đậm chất dân dã, nhất là cảnh mua bán, trao đổi hàng hóa diễn ra lúc họp chợ. Họ thích thú ngắm những ghe chở trái cây như mít, sầu riêng, chôm chôm, bưởi và những trái cây mà đất nước họ không có.”
Anh Peter Lohmann, chuyên gia marketing và thiết kế tour của Công ty Thomas Cook, Đức cũng chia sẻ, anh đang được nghỉ phép, tận dụng thời gian này tôi đi du lịch để thư giãn. Anh đến Thành phố Hồ Chí Minh tham quan Chợ Bến Thành, Nhà thờ Đức Bà, Dinh Độc Lập và Bảo tàng chứng tích Chiến tranh, bây giờ đến tham quan vùng quê sông nước. Anh rất thích khung cảnh này.
Nâng cao thu nhập
Du lịch trên sông đã giúp cho người dân sinh sống trong vùng có thêm việc làm, tạo được thu nhập cho các hộ dân. Với công việc lái thuyền đưa khách tham quan, anh Nguyễn Văn Tùng chia sẻ: trước đây, anh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh, là một công nhân trong Khu chế xuất Tân Thuận, quận 7. Hàng tháng, sau khi trừ chi phí ăn, ở, anh chỉ dành còn lại một triệu đồng, số tiền ít ỏi này anh gửi về cho vợ con.
Sau đó, bạn bè và người thân đã khuyên anh đóng một chiếc thuyền hợp đồng với công ty du lịch để chở khách. Anh đã quyết định về quê, lấy tiền bấy lâu dành dụm và mượn thêm bạn bè để đóng chiếc thuyền trị giá gần 60 triệu đồng.
Anh cùng các chủ thuyền khác hợp tác với các công ty du lịch địa phương thay phiên nhau đưa khách tham quan với thù lao 200.000 đồng/chuyến, sau khi trừ chi phí xăng dầu, anh còn lại 100.000 đồng. Với số tiền này, cùng với vườn cây ăn trái, thu nhập của anh giờ đã ổn định hơn rất nhiều so với mức sống đắt đỏ ở thành thị nhiều./.
Chính vì thế mà khách du lịch thập phương muốn đến đây tham quan và tìm hiểu những người lênh đênh trên sông quanh năm sống như thế nào. Với những đặc trưng tự nhiên như thế, mỗi năm chợ nổi này thu hút 400.000 lượt khách quốc tế đến tham quan, nhất là vào dịp cuối năm lại càng nhộn nhịp hơn.
Thu hút khách phương Tây
Anh Pascal Bigay, 40 tuổi, quốc tịch Pháp, là nhân viên kinh doanh bảo hiểm của Tập đoàn Credit Suisse, Thụy Sỹ và bạn gái Estelle Sedilot, 30 tuổi, một công chức nhà nước, làm việc tại Paris, Pháp lần đầu tiên đến Việt Nam, cũng là lần đầu đến chợ nổi Cái Bè. Cả hai đều rất ngạc nhiên trước sinh hoạt của người dân trên sông.
Khi được biết người dân miền sông nước này sống bằng những ghe trái cây như xoài, mít, bưởi, anh không khỏi ngạc nhiên và thích thú. Còn cô bạn gái Estelle đã mua chiếc giỏ xách thủ công và đôi dép làm từ lục bình về làm kỷ niệm.
Đoàn khách du lịch Đức đi theo tour của Công ty du lịch Đông Dương (Indochina) có hơn chục người. Anh Hàn Quốc Thái, hướng dẫn viên du lịch của đoàn cho biết đoàn này đi du lịch bằng xe đạp. Họ đã đạp xe 70km đến chợ nổi Cái Bè, sau chuyến tham quan chợ nổi Cái Bè, đoàn sẽ tiếp tục đạp xe đến Cần Thơ.
Anh Thái cho biết thêm: “Những khách này thường đi xe đạp đến các điểm du lịch. Lần này đến chợ nổi Cái Bè, họ muốn tham quan cảnh sinh hoạt của chợ nổi, hơn nữa họ cũng muốn tận mắt chứng kiến những cảnh đẹp miền sông nước, bình dị và đậm chất dân dã, nhất là cảnh mua bán, trao đổi hàng hóa diễn ra lúc họp chợ. Họ thích thú ngắm những ghe chở trái cây như mít, sầu riêng, chôm chôm, bưởi và những trái cây mà đất nước họ không có.”
Anh Peter Lohmann, chuyên gia marketing và thiết kế tour của Công ty Thomas Cook, Đức cũng chia sẻ, anh đang được nghỉ phép, tận dụng thời gian này tôi đi du lịch để thư giãn. Anh đến Thành phố Hồ Chí Minh tham quan Chợ Bến Thành, Nhà thờ Đức Bà, Dinh Độc Lập và Bảo tàng chứng tích Chiến tranh, bây giờ đến tham quan vùng quê sông nước. Anh rất thích khung cảnh này.
Nâng cao thu nhập
Du lịch trên sông đã giúp cho người dân sinh sống trong vùng có thêm việc làm, tạo được thu nhập cho các hộ dân. Với công việc lái thuyền đưa khách tham quan, anh Nguyễn Văn Tùng chia sẻ: trước đây, anh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh, là một công nhân trong Khu chế xuất Tân Thuận, quận 7. Hàng tháng, sau khi trừ chi phí ăn, ở, anh chỉ dành còn lại một triệu đồng, số tiền ít ỏi này anh gửi về cho vợ con.
Sau đó, bạn bè và người thân đã khuyên anh đóng một chiếc thuyền hợp đồng với công ty du lịch để chở khách. Anh đã quyết định về quê, lấy tiền bấy lâu dành dụm và mượn thêm bạn bè để đóng chiếc thuyền trị giá gần 60 triệu đồng.
Anh cùng các chủ thuyền khác hợp tác với các công ty du lịch địa phương thay phiên nhau đưa khách tham quan với thù lao 200.000 đồng/chuyến, sau khi trừ chi phí xăng dầu, anh còn lại 100.000 đồng. Với số tiền này, cùng với vườn cây ăn trái, thu nhập của anh giờ đã ổn định hơn rất nhiều so với mức sống đắt đỏ ở thành thị nhiều./.
Hồng Nhung (TTXVN/Vietnam+)