Tiếp tục phiên họp thứ 35, sáng 28/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến vào dự kiến chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2011.
Tờ trình về dự kiến chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội năm 2011 do Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn trình bày cho biết năm 2011 là năm diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng; kết thúc nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII và Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2004-2011; bầu đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.
Năm 2011, Quốc hội sẽ tiến hành ba kỳ họp, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XII tập trung vào việc tổng kết công tác cả nhiệm kỳ; kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII chủ yếu tiến hành công tác tổ chức bộ máy và nhân sự cấp cao của các cơ quan Nhà nước; kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII tập trung tiến hành nội dung về kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước, xây dựng pháp luật và hoạt động giám sát.
Về Chương trình giám sát của Quốc hội: tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XII (dự kiến tháng 3/2011), Quốc hội xem xét các báo cáo công tác cả nhiệm kỳ khóa XII của Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao theo luật định; tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII (dự kiến tháng 7/2011), Quốc hội xem xét báo cáo kết quả cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 (không tiến hành hoạt động chất vấn).
Tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIII (dự kiến tháng 10-11/2011), Quốc hội xem xét các báo cáo của Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao; tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn; giám sát một trong ba chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng đất theo Luật đất đai năm 2003, việc thực hiện chính sách, pháp luật về thuế và quản lý thuế và việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất, làng nghề.
Về Chương trình giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cùng với hoạt động giám sát tại các phiên họp theo quy định, dự kiến tại phiên họp tháng 6/2011, Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát việc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, báo cáo Quốc hội khóa XIII tại kỳ họp thứ nhất.
Tại phiên họp tháng 9/2011, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát một trong ba chuyên đề là việc ban hành các văn bản quy phạm hướng dẫn thực hiện luật; việc thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân; việc chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng vốn của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam; đồng thời báo cáo kết quả với Quốc hội tại kỳ họp thứ hai.
Ủy viên Hà Văn Hiền và một số ủy viên khác đề nghị những kiến nghị đề xuất sau giám sát của các Ủy ban cần được các cơ quan chức năng tiếp thu, sửa đổi, cần có cơ chế sau giám sát việc tổ chức thực hiện các kiến nghị giám sát hiệu quả hơn...
Cho ý kiến vào dự kiến chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2011, đa số thành viên Ủy ban cơ bản đồng tình với các đánh giá trong Báo cáo về tình hình thực hiện chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2010 và cho rằng vì thời gian dành cho hoạt động giám sát năm 2011 không nhiều, cần cân nhắc lựa chọn các nội dung giám sát đáp ứng yêu cầu, phù hợp khả năng thực hiện.
Đối với Chương trình giám sát tại kỳ họp thứ nhất về kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, một số ủy viên Ủy ban đề nghị nên đánh giá lại quá trình giám sát các cuộc bầu cử trước đây để thiết kế chương trình giám sát sắp tới hợp lý hơn.
Về Chương trình giám sát của Quốc hội, đa số ủy viên Ủy ban đề nghị thực hiện giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất, làng nghề với lý do tình hình ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đã và đang là vấn đề bức xúc, được đông đảo cử tri quan tâm.
Mặc dù Quốc hội đã ban hành Luật bảo vệ môi trường, các cơ quan hữu quan đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề này nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Ngoài ra, do lĩnh vực môi trường có phạm vi rất rộng, nên chỉ tập trung giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất, làng nghề.
Ủy viên Hà Văn Hiền cho rằng Quốc hội giám sát việc thực việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất, làng nghề là phù hợp với thực tiễn. Ủy viên Nguyễn Văn Thuận cho rằng Quốc hội chưa nên giám sát các lĩnh vực thực hiện chính sách, pháp luật trong công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng đất theo Luật đất đai năm 2003; thực hiện chính sách, pháp luật về thuế và quản lý thuế và việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất, làng nghề mà nên giám sát về thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư, liên quan đến đầu tư nước ngoài...
Về Chương trình giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nhiều ý kiến của các ủy viên Ủy ban đề nghị cân nhắc thực hiện giám sát việc ban hành các văn bản quy phạm hướng dẫn thực hiện luật và giám sát trong các khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu và về chương trình 5 triệu ha rừng.
Ủy viên Ksor Phước đề nghị Ủy ban Thường vụ thực hiện giám sát chương trình 5 triệu ha rừng vì từ trước đến nay, chương trình này do Hội đồng dân tộc giám sát, và chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Đã đến lúc Ủy ban Thường vụ cần có thái độ chính thức vì chương trình đã sắp kết thúc, Ủy viên Ksor Phước đề nghị Thường vụ Quốc hội thực hiện chương trình giám sát trên...
Cuối phiên họp sáng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Kết quả giám sát việc tổ chức, thực hiện chính sách, pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với đánh giá báo cáo kết quả giám sát đã phản ánh khá toàn diện, khách quan và sát với tình hình thực tế.../.
Tờ trình về dự kiến chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội năm 2011 do Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn trình bày cho biết năm 2011 là năm diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng; kết thúc nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII và Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2004-2011; bầu đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.
Năm 2011, Quốc hội sẽ tiến hành ba kỳ họp, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XII tập trung vào việc tổng kết công tác cả nhiệm kỳ; kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII chủ yếu tiến hành công tác tổ chức bộ máy và nhân sự cấp cao của các cơ quan Nhà nước; kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII tập trung tiến hành nội dung về kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước, xây dựng pháp luật và hoạt động giám sát.
Về Chương trình giám sát của Quốc hội: tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XII (dự kiến tháng 3/2011), Quốc hội xem xét các báo cáo công tác cả nhiệm kỳ khóa XII của Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao theo luật định; tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII (dự kiến tháng 7/2011), Quốc hội xem xét báo cáo kết quả cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 (không tiến hành hoạt động chất vấn).
Tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIII (dự kiến tháng 10-11/2011), Quốc hội xem xét các báo cáo của Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao; tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn; giám sát một trong ba chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng đất theo Luật đất đai năm 2003, việc thực hiện chính sách, pháp luật về thuế và quản lý thuế và việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất, làng nghề.
Về Chương trình giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cùng với hoạt động giám sát tại các phiên họp theo quy định, dự kiến tại phiên họp tháng 6/2011, Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát việc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, báo cáo Quốc hội khóa XIII tại kỳ họp thứ nhất.
Tại phiên họp tháng 9/2011, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát một trong ba chuyên đề là việc ban hành các văn bản quy phạm hướng dẫn thực hiện luật; việc thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân; việc chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng vốn của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam; đồng thời báo cáo kết quả với Quốc hội tại kỳ họp thứ hai.
Ủy viên Hà Văn Hiền và một số ủy viên khác đề nghị những kiến nghị đề xuất sau giám sát của các Ủy ban cần được các cơ quan chức năng tiếp thu, sửa đổi, cần có cơ chế sau giám sát việc tổ chức thực hiện các kiến nghị giám sát hiệu quả hơn...
Cho ý kiến vào dự kiến chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2011, đa số thành viên Ủy ban cơ bản đồng tình với các đánh giá trong Báo cáo về tình hình thực hiện chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2010 và cho rằng vì thời gian dành cho hoạt động giám sát năm 2011 không nhiều, cần cân nhắc lựa chọn các nội dung giám sát đáp ứng yêu cầu, phù hợp khả năng thực hiện.
Đối với Chương trình giám sát tại kỳ họp thứ nhất về kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, một số ủy viên Ủy ban đề nghị nên đánh giá lại quá trình giám sát các cuộc bầu cử trước đây để thiết kế chương trình giám sát sắp tới hợp lý hơn.
Về Chương trình giám sát của Quốc hội, đa số ủy viên Ủy ban đề nghị thực hiện giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất, làng nghề với lý do tình hình ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đã và đang là vấn đề bức xúc, được đông đảo cử tri quan tâm.
Mặc dù Quốc hội đã ban hành Luật bảo vệ môi trường, các cơ quan hữu quan đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề này nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Ngoài ra, do lĩnh vực môi trường có phạm vi rất rộng, nên chỉ tập trung giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất, làng nghề.
Ủy viên Hà Văn Hiền cho rằng Quốc hội giám sát việc thực việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất, làng nghề là phù hợp với thực tiễn. Ủy viên Nguyễn Văn Thuận cho rằng Quốc hội chưa nên giám sát các lĩnh vực thực hiện chính sách, pháp luật trong công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng đất theo Luật đất đai năm 2003; thực hiện chính sách, pháp luật về thuế và quản lý thuế và việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất, làng nghề mà nên giám sát về thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư, liên quan đến đầu tư nước ngoài...
Về Chương trình giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nhiều ý kiến của các ủy viên Ủy ban đề nghị cân nhắc thực hiện giám sát việc ban hành các văn bản quy phạm hướng dẫn thực hiện luật và giám sát trong các khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu và về chương trình 5 triệu ha rừng.
Ủy viên Ksor Phước đề nghị Ủy ban Thường vụ thực hiện giám sát chương trình 5 triệu ha rừng vì từ trước đến nay, chương trình này do Hội đồng dân tộc giám sát, và chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Đã đến lúc Ủy ban Thường vụ cần có thái độ chính thức vì chương trình đã sắp kết thúc, Ủy viên Ksor Phước đề nghị Thường vụ Quốc hội thực hiện chương trình giám sát trên...
Cuối phiên họp sáng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Kết quả giám sát việc tổ chức, thực hiện chính sách, pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với đánh giá báo cáo kết quả giám sát đã phản ánh khá toàn diện, khách quan và sát với tình hình thực tế.../.
Nguyễn Bích Thủy (TTXVN/Vietnam+)