Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên đã nghiên cứu, lai tạo, tuyển chọn được 21 giống càphê mới có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh, nhất là kháng được bệnh gỉ sắt để đưa vào sản xuất đại trà, tạo điều kiện cho các nông hộ, doanh nghiệp thay giống cũ, nâng cao hiệu quả kinh tế, chất lượng sản phẩm góp phần nâng cao vị thế của ngành càphê Việt Nam trên thị trường thế giới.
Trong đó, có 11 giống càphê vối, 2 giống càphê chè đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận.
Cũng theo Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, 11 giống càphê vối mới, gồm: 4/55, 1/20, TR4, TR5, TR6, TR7, TR8, TR9, TR11, TR12, TR13 đều sinh trưởng tốt, phân cành nhiều, cho năng suất từ 4,5 đến 7 tấn càphê nhân/ha.
Đặc biệt, kích cỡ hạt được cải thiện đáng kể, trọng lượng 100 hạt (nhân càphê) đạt từ 17 đến 23 gram, tăng từ 4 đến 9 gram so với các giống cũ. Một trong những ưu điểm nổi bậc của các giống càphê vối mới này là có khả năng kháng được bệnh gỉ sắt rất cao, với chỉ số bệnh biến động từ 0 đến 0,1%.
Đối với các giống càphê chè gồm TN1, TN2, TN3…TN10; trong đó 2 giống TN1, TN2 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận. Đây là các giống càphê chè có thời gian sinh trưởng trung bình, cây thấp, bộ tán gọn, lón đốt ngắn.
Cụ thể, sau 30 tháng trồng, cây đa phần chỉ cao 140 cm, chiều dài cành cấp 1 khoảng 75-80 cm, có trên 20 đốt, đến thời kỳ kinh doanh cho năng suất từ 4 đến 5 tấn càphê nhân/ha và kháng rất cao với tất cả các nòi sinh lý của bệnh gỉ sắt.
Viện đã phối hợp với các tỉnh Tây Nguyên xây dựng các vườn nhân chồi, với diện tích hàng chục ha và hàng năm có khả năng cung cấp trên 4 triệu chồi ghép để các nông hộ, những doanh nghiệp thay thế từ 10.000 ha càphê vối già cỗi, với giống cũ, có năng suất thấp trở lên.
Với hình thức ghép thay thế này chỉ sau 3 năm bắt đầu cho thu hoạch (trồng bằng hạt phải sau 5 năm), vào các năm sau đó cho năng suất ổn định 20 đến 25 kg quả/cây, cao hơn các giống cũ từ 10 đến 15 kg/cây.
Hàng năm, Viện cũng cung cấp cho các nông hộ và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh càphê từ 20 tấn hạt lai đa dòng để từng bước cải tạo, thay thế các vườn càphê bằng các giống cũ.
Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên cũng đã xây dựng, chuyển giao cho các nông hộ và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh càphê về quy trình ghép thay thế giống càphê vối mới, cũng như cách trồng, chăm sóc càphê vối, càphê chè đạt hiệu quả kinh tế cao với việc áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật góp phần nâng cao và ổn định năng suất các vườn càphê của Việt Nam.
Hiện nay, cả nước có trên 600.000 ha càphê, trong đó chủ yếu là ở các tỉnh Tây Nguyên (550.000ha), năng suất bình quân 1,8 đến 2 tấn càphê nhân/ha, với sản lượng mỗi năm đạt từ 1,2 triệu tấn càphê nhân trở lên./.
Trong đó, có 11 giống càphê vối, 2 giống càphê chè đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận.
Cũng theo Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, 11 giống càphê vối mới, gồm: 4/55, 1/20, TR4, TR5, TR6, TR7, TR8, TR9, TR11, TR12, TR13 đều sinh trưởng tốt, phân cành nhiều, cho năng suất từ 4,5 đến 7 tấn càphê nhân/ha.
Đặc biệt, kích cỡ hạt được cải thiện đáng kể, trọng lượng 100 hạt (nhân càphê) đạt từ 17 đến 23 gram, tăng từ 4 đến 9 gram so với các giống cũ. Một trong những ưu điểm nổi bậc của các giống càphê vối mới này là có khả năng kháng được bệnh gỉ sắt rất cao, với chỉ số bệnh biến động từ 0 đến 0,1%.
Đối với các giống càphê chè gồm TN1, TN2, TN3…TN10; trong đó 2 giống TN1, TN2 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận. Đây là các giống càphê chè có thời gian sinh trưởng trung bình, cây thấp, bộ tán gọn, lón đốt ngắn.
Cụ thể, sau 30 tháng trồng, cây đa phần chỉ cao 140 cm, chiều dài cành cấp 1 khoảng 75-80 cm, có trên 20 đốt, đến thời kỳ kinh doanh cho năng suất từ 4 đến 5 tấn càphê nhân/ha và kháng rất cao với tất cả các nòi sinh lý của bệnh gỉ sắt.
Viện đã phối hợp với các tỉnh Tây Nguyên xây dựng các vườn nhân chồi, với diện tích hàng chục ha và hàng năm có khả năng cung cấp trên 4 triệu chồi ghép để các nông hộ, những doanh nghiệp thay thế từ 10.000 ha càphê vối già cỗi, với giống cũ, có năng suất thấp trở lên.
Với hình thức ghép thay thế này chỉ sau 3 năm bắt đầu cho thu hoạch (trồng bằng hạt phải sau 5 năm), vào các năm sau đó cho năng suất ổn định 20 đến 25 kg quả/cây, cao hơn các giống cũ từ 10 đến 15 kg/cây.
Hàng năm, Viện cũng cung cấp cho các nông hộ và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh càphê từ 20 tấn hạt lai đa dòng để từng bước cải tạo, thay thế các vườn càphê bằng các giống cũ.
Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên cũng đã xây dựng, chuyển giao cho các nông hộ và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh càphê về quy trình ghép thay thế giống càphê vối mới, cũng như cách trồng, chăm sóc càphê vối, càphê chè đạt hiệu quả kinh tế cao với việc áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật góp phần nâng cao và ổn định năng suất các vườn càphê của Việt Nam.
Hiện nay, cả nước có trên 600.000 ha càphê, trong đó chủ yếu là ở các tỉnh Tây Nguyên (550.000ha), năng suất bình quân 1,8 đến 2 tấn càphê nhân/ha, với sản lượng mỗi năm đạt từ 1,2 triệu tấn càphê nhân trở lên./.
Quang Huy (TTXVN)