Hoàn tất các thủ tục thanh lý hợp đồng với ông Calisto, lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và Hội đồng huấn luyện viên quốc gia đã sớm lên phương án tìm kiếm người thay thế ngồi vào ghế “nóng” và hầu hết các ý kiến đều cho rằng dùng thầy ngoại là giải pháp tốt nhất hiện nay.
Trước đây, cũng có ý kiến cho rằng nên sử dụng huấn luyện viên trong nước nhưng khả năng này đã bị loại bỏ vì tất cả các huấn luyện viên nội được cho là đủ khả năng làm việc ở đội tuyển đều đang bận việc ở câu lạc bộ.
Ngay cả khi thuyết phục được các câu lạc bộ nhường huấn luyện viên thì Liên đoàn Bóng đá Việt Nam cũng không thể trả tiền cao cho huấn luyện viên nội.
Phó chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam Phạm Ngọc Viễn cho biết: “Trong thời gian qua, huấn luyện viên nội Việt Nam đã tiến bộ rất nhanh và gặt hái được rất nhiều thành công. Hiện tại có nhiều gương mặt hội tụ đầy đủ bản lĩnh và kinh nghiệm để dẫn dắt đội tuyển Việt Nam, đội Olympic. Nhưng thời điểm này, tất cả những huấn luyện viên sáng giá đều đã có công việc ổn định ở câu lạc bộ." Vì vậy, ưu tiên số một vẫn là tìm thầy ngoại cho tuyển Việt Nam mới đáp ứng được đủ hai tiêu chí, đó là phải có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết bóng đá châu Á và Đông Nam Á.
Ngoài việc ủng hộ phương án tiếp tục tìm kiếm thầy ngoại đảm đương nhiệm vụ dẫn dắt các đội tuyển, đại diện Hội đồng huấn luyện viên quốc gia cũng đề nghị Liên đoàn Bóng đá Việt Nam nên tìm kiếm hai huấn luyện viên để đảm nhận từng công việc cụ thể, tránh lặp lại tình trạng quá tải như từng xuất hiện dưới thời huấn luyện viên Calisto.
Theo nguồn tin từ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, sau khi ông Calisto nghỉ việc, Liên đoàn đã nhận được hơn 10 bộ hồ sơ của các ứng cử viên, trong đó có những huấn luyện viên nổi tiếng đến từ Brazil, Argentina, Anh, Đông Âu... nhưng danh sách bước vào vòng tuyển chọn cuối chưa được chốt lại.
Rõ ràng, dù đã không thành công trong việc giúp đội tuyển Việt Nam bảo vệ chức Vô địch AFF Cup 2010 nhưng với thành công đã từng có với đội tuyển năm 2008 cùng những lần lọt vào trận chung kết khác, huấn luyện viên Calisto là một trong số ít các thầy ngoại đã gặt hái được thành công với bóng đá Việt Nam.
Thậm chí, chức Vô địch Đông Nam Á lần đầu tiên năm 2008 của đội tuyển Việt Nam cho đến lúc này vẫn là duy nhất đã đặt người kế nhiệm vào thế khó, đó là sức ép phải duy trì những thành quả đã đạt được và còn phải làm tốt hơn thế.
Lựa chọn ra người đủ tầm thay thế là một việc rất khó khăn, công tác tuyển chọn cần phải được thực hiện kỹ lưỡng chứ không thể thực hiện một cách nóng vội./.
Trước đây, cũng có ý kiến cho rằng nên sử dụng huấn luyện viên trong nước nhưng khả năng này đã bị loại bỏ vì tất cả các huấn luyện viên nội được cho là đủ khả năng làm việc ở đội tuyển đều đang bận việc ở câu lạc bộ.
Ngay cả khi thuyết phục được các câu lạc bộ nhường huấn luyện viên thì Liên đoàn Bóng đá Việt Nam cũng không thể trả tiền cao cho huấn luyện viên nội.
Phó chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam Phạm Ngọc Viễn cho biết: “Trong thời gian qua, huấn luyện viên nội Việt Nam đã tiến bộ rất nhanh và gặt hái được rất nhiều thành công. Hiện tại có nhiều gương mặt hội tụ đầy đủ bản lĩnh và kinh nghiệm để dẫn dắt đội tuyển Việt Nam, đội Olympic. Nhưng thời điểm này, tất cả những huấn luyện viên sáng giá đều đã có công việc ổn định ở câu lạc bộ." Vì vậy, ưu tiên số một vẫn là tìm thầy ngoại cho tuyển Việt Nam mới đáp ứng được đủ hai tiêu chí, đó là phải có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết bóng đá châu Á và Đông Nam Á.
Ngoài việc ủng hộ phương án tiếp tục tìm kiếm thầy ngoại đảm đương nhiệm vụ dẫn dắt các đội tuyển, đại diện Hội đồng huấn luyện viên quốc gia cũng đề nghị Liên đoàn Bóng đá Việt Nam nên tìm kiếm hai huấn luyện viên để đảm nhận từng công việc cụ thể, tránh lặp lại tình trạng quá tải như từng xuất hiện dưới thời huấn luyện viên Calisto.
Theo nguồn tin từ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, sau khi ông Calisto nghỉ việc, Liên đoàn đã nhận được hơn 10 bộ hồ sơ của các ứng cử viên, trong đó có những huấn luyện viên nổi tiếng đến từ Brazil, Argentina, Anh, Đông Âu... nhưng danh sách bước vào vòng tuyển chọn cuối chưa được chốt lại.
Rõ ràng, dù đã không thành công trong việc giúp đội tuyển Việt Nam bảo vệ chức Vô địch AFF Cup 2010 nhưng với thành công đã từng có với đội tuyển năm 2008 cùng những lần lọt vào trận chung kết khác, huấn luyện viên Calisto là một trong số ít các thầy ngoại đã gặt hái được thành công với bóng đá Việt Nam.
Thậm chí, chức Vô địch Đông Nam Á lần đầu tiên năm 2008 của đội tuyển Việt Nam cho đến lúc này vẫn là duy nhất đã đặt người kế nhiệm vào thế khó, đó là sức ép phải duy trì những thành quả đã đạt được và còn phải làm tốt hơn thế.
Lựa chọn ra người đủ tầm thay thế là một việc rất khó khăn, công tác tuyển chọn cần phải được thực hiện kỹ lưỡng chứ không thể thực hiện một cách nóng vội./.
Nam Anh (TTXVN/Vietnam+)