Tết Nguyên đán là dịp thị trường mua bán bùng phát từ thành thị đến nông thôn và các tỉnh miền núi; đây là dịp nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng đột biến, nhất là với các món ăn truyền thống.
Những mặt hàng thực phẩm tươi sống hay những thức ăn sẵn cùng hoa quả, bánh kẹo luôn thu hút số lượng lớn người tiêu dùng. Và, dịp Tết cũng là dịp mang đến nhiều cơ hội cho các loại hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng... trà trộn làm thiệt hại đến lợi ích người tiêu dùng; thời điểm các vụ ngộ độc thực phẩm gia tăng do người tiêu dùng chưa chọn mua đúng thực phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh.
Theo báo cáo kết quả giám sát 31 tỉnh, thành phố của Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế năm 2012 cho thấy có 503/2284 (22,0%) mẫu rượu, ô mai, xí muộn, thịt lợn, rau quả tươi, ớt bột, thực phẩm chức năng, sữa bột bổ sung vi chất không đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm.
Các bác sỹ cho biết thường thì vào các ngày lễ, Tết... là dịp cao điểm có số người bị ngộ độc nhiều nhất trong năm.
Có hai loại ngộ độc thực phẩm thường mắc là: ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn gây ra và ngộ độc thực phẩm do hóa chất. Người ta sử dụng hàn the để bảo quản thực phẩm (giò, chả...) được lâu hơn, giữ protein lâu không phân hủy. Nếu người tiêu dùng ăn vào một lượng lớn, có thể xảy ra ngộ độc cấp.
Còn nếu để nó tích luỹ lâu trong cơ thể, một thời gian sau người tiêu dùng sẽ mắc một số bệnh mãn tính, thậm chí là ung thư nặng, biến đổi gene, ảnh hưởng đến thai nhi... Biểu hiện chung của các ca ngộ độc thực phẩm là nôn, đau bụng từng cơn, ỉa chảy liên tục, rối loạn nước điện giải, đôi khi kèm tức ngực, khó thở...
Khi có các dấu hiệu trên cần đưa ngay bệnh nhân đi cấp cứu, tránh để lâu chất độc có thể ngấm sâu và bệnh nhân sẽ có nguy cơ tử vong. Chính vì vậy, người tiêu dùng nên chủ động biết cách chọn những thực phẩm an toàn bảo vệ sức khỏe cho gia đình.
Mứt Tết
Giống như mọi năm, thị trường bánh mứt tết vào thời điểm này đã sôi động. Tại các chợ đầu mối cũng như các chợ lẻ đều tràn ngập bánh mứt tết; trong đó, mặt hàng mứt với đủ màu sắc tươi sáng từ trắng bạch cho đến đỏ, vàng, tím, xanh... , phần lớn đều thuộc dạng hàng tự do, không có nhãn hiệu.
Đặc biệt, nguồn hàng từ Trung Quốc chiếm khá nhiều, không chỉ có nhiều loại mứt mà còn có bánh kẹo với bao bì bắt mắt nhưng phần lớn đều không ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng (nếu có cũng in lem nhem giống như in thêm hoặc sửa đát),.còn chất lượng bên trong, đối với loại bánh hộp chẳng hạn, có mùi dầu, bánh bở chỉ toàn là bột.
Khi chọn mua bánh mứt nên chọn loại có bao bì với nhãn hiệu, địa chỉ rõ ràng cũng như giấy chứng nhận của ngành chức năng. Chọn loại mứt được làm bằng phương pháp đơn giản, màu sắc tự nhiên. Đối với bánh mứt có màu sắc lòe loẹt, tươi sáng là do sử dụng màu công nghiệp chứa nhiều kim loại nặng nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người sử dụng có thể dẫn đến nhiều chứng bệnh về ung thư, rối loạn tiêu hóa, thần kinh.
Hạt dưa
Các chuyên gia y tế cho biết chất Rhodamine B là một chất phẩm màu được dùng trong công nghiệp dệt như nhuộm vải, chiếu và sản xuất đồ gỗ, có độ bền màu cao, mầu đỏ sẫm hoặc hơi đỏ tím trông rất đẹp. Tuy nhiên, chất này tuyệt đối không được dùng trong thực phẩm và thuốc. Nếu ăn hạt dưa nhuộm Rhodamine B lâu dài sẽ gây suy gan, thận và cả bệnh ung thư.
Tùy theo lượng độc tố vào cơ thể mà có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính. Để nhuộm màu cho hạt dưa có hai loại phẩm màu hay được sử dụng đó là: phẩm màu thực phẩm và phẩm màu công nghiệp.
Đối với phẩm màu thực phẩm, đó là những chất có trong danh mục được cho phép dùng trong chế biến thực phẩm như phẩm màu hoa hiên được làm từ cây cỏ tự nhiên. Còn với phẩm màu công nghiệp (thường là những chất dùng để nhuộm len, đồ gia dụng,...) đã có quy định cấm sử dụng cho thực phẩm.
Chất Rhodamine B làm chậm quá trình phát triển của trẻ; đặc biệt chất này có thể ngấm ngay ngoài hạt và bên trong hạt qua các kẽ hạt khi nhuộm. Khi cắn, chất này ngấm vào cơ thể qua nước bọt nên rất nguy hiểm, nhất là trẻ con thường xuyên cho cả hạt vào miệng nhai. Về lâu dài, gây ung thư và nguy hiểm hơn là làm chậm quá trình phát triển của trẻ.
Để phân biệt hạt dưa nhuộm màu công nghiệp hay không, bằng mắt thường khó có thể phân biệt được mà phải làm các xét nghiệm tìm độc tố. Tuy nhiên, có thể nhận biết những loại hạt dưa sử dụng phẩm màu Rhodamine thường có màu đỏ sẫm sặc sỡ, nhìn như sơn, khi cho vào miệng không bị phai màu trong miệng. Còn phẩm màu thực phẩm thường có màu sắc tự nhiên, màu nhạt, hạt không đều màu và rất dễ phai khi tiếp xúc với nước.
Người tiêu dùng không nên tham hạt có màu sắc hấp dẫn, lóng lánh; nên thử trước khi mua bằng cách cho cả hạt vào miệng để ngấm nước bọt rồi cho vào lòng bàn tay xoa xem có bị phai màu không vì phẩm màu tự nhiên khi cho vào nước sẽ phai màu ngay. Hạt dưa là loại hạt có nhiều tinh dầu nên dễ gây nấm, mốc.
Khi hạt dưa bị nấm, mốc sẽ xuất hiện các chất như: Aflatoxin, ozchatoxin... Các chất này cũng là nguyên nhân dẫn đến việc gây bệnh ung thư. Khi ăn với hàm lượng lớn sẽ bị nôn mửa ngay và gây ngộ độc trường diễn khi sử dụng lâu dài. Người tiêu dùng không nên chọn hạt bị mốc ngay cả hạt hướng dương, hạt bí, đỗ, ngô... Khi chọn nên chọn hạt chắc, có mùi tự nhiên của hạt, không chọn loại màu đẹp mắt. Khi chọn cũng nên thử hương và vị của hạt có mùi mốc không bằng cách lấy hạt nhai thử rồi thở qua mũi để biết cả hương và vị. Nếu hương và vị có mùi mốc thì không nên chọn dù có rẻ.
Bánh kẹo nhập ngoại
Hiện nay, nhiều sản phẩm bánh ngoại nhập khẩu có xuất xứ không rõ ràng thường tiềm ẩn hiện tượng trộn bánh đã hết hạn sử dụng, hoặc trộn bánh kém chất lượng (giá trị dinh dưỡng thấp) không tương xứng với bao bì mẫu mã theo kiểu “treo đầu dê” vào chung với các loại sản phẩm khác và bán trở lại thị trường.
Việc làm này được thực hiện khá tinh vi bởi một số công ty hoặc cơ sở sản xuất nhập bánh kẹo không rõ nguồn gốc và chất lượng với số lượng lớn, sau đó đóng gói lại, thậm chí trộn với bánh của các cơ sở trong nước và tuồn ra thị trường với giá rẻ.
Những loại bánh kẹo ngoại dỏm này thực chất hoàn toàn kém xa bánh kẹo trong nước về chất lượng, mẫu mã bao bì, sự đa dạng về chủng loại, đặc biệt là chất lượng hương vị và sự đảm bảo về nguồn gốc, an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, dù chất lượng không thơm ngon nhưng với ưu thế giá rẻ nên tại các chợ đầu mối cũng như các điểm kinh doanh sản phẩm Tết, các sản phẩm bánh kẹo ngoại kém chất lượng vẫn được người bán “pha trộn” vào các giỏ quà Tết và được tiêu thụ khá nhiều.
Trước tình trạng trên, lời khuyên của các chuyên gia thị trường là hãy chọn sản phẩm chất lượng của những thương hiệu uy tín. Người tiêu dùng không nên vì giá rẻ hay chuộng “mác” ngoại mà mua bánh kẹo ngoại không rõ nguồn gốc xuất xứ cũng như không đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm./.
Những mặt hàng thực phẩm tươi sống hay những thức ăn sẵn cùng hoa quả, bánh kẹo luôn thu hút số lượng lớn người tiêu dùng. Và, dịp Tết cũng là dịp mang đến nhiều cơ hội cho các loại hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng... trà trộn làm thiệt hại đến lợi ích người tiêu dùng; thời điểm các vụ ngộ độc thực phẩm gia tăng do người tiêu dùng chưa chọn mua đúng thực phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh.
Theo báo cáo kết quả giám sát 31 tỉnh, thành phố của Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế năm 2012 cho thấy có 503/2284 (22,0%) mẫu rượu, ô mai, xí muộn, thịt lợn, rau quả tươi, ớt bột, thực phẩm chức năng, sữa bột bổ sung vi chất không đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm.
Các bác sỹ cho biết thường thì vào các ngày lễ, Tết... là dịp cao điểm có số người bị ngộ độc nhiều nhất trong năm.
Có hai loại ngộ độc thực phẩm thường mắc là: ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn gây ra và ngộ độc thực phẩm do hóa chất. Người ta sử dụng hàn the để bảo quản thực phẩm (giò, chả...) được lâu hơn, giữ protein lâu không phân hủy. Nếu người tiêu dùng ăn vào một lượng lớn, có thể xảy ra ngộ độc cấp.
Còn nếu để nó tích luỹ lâu trong cơ thể, một thời gian sau người tiêu dùng sẽ mắc một số bệnh mãn tính, thậm chí là ung thư nặng, biến đổi gene, ảnh hưởng đến thai nhi... Biểu hiện chung của các ca ngộ độc thực phẩm là nôn, đau bụng từng cơn, ỉa chảy liên tục, rối loạn nước điện giải, đôi khi kèm tức ngực, khó thở...
Khi có các dấu hiệu trên cần đưa ngay bệnh nhân đi cấp cứu, tránh để lâu chất độc có thể ngấm sâu và bệnh nhân sẽ có nguy cơ tử vong. Chính vì vậy, người tiêu dùng nên chủ động biết cách chọn những thực phẩm an toàn bảo vệ sức khỏe cho gia đình.
Mứt Tết
Giống như mọi năm, thị trường bánh mứt tết vào thời điểm này đã sôi động. Tại các chợ đầu mối cũng như các chợ lẻ đều tràn ngập bánh mứt tết; trong đó, mặt hàng mứt với đủ màu sắc tươi sáng từ trắng bạch cho đến đỏ, vàng, tím, xanh... , phần lớn đều thuộc dạng hàng tự do, không có nhãn hiệu.
Đặc biệt, nguồn hàng từ Trung Quốc chiếm khá nhiều, không chỉ có nhiều loại mứt mà còn có bánh kẹo với bao bì bắt mắt nhưng phần lớn đều không ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng (nếu có cũng in lem nhem giống như in thêm hoặc sửa đát),.còn chất lượng bên trong, đối với loại bánh hộp chẳng hạn, có mùi dầu, bánh bở chỉ toàn là bột.
Khi chọn mua bánh mứt nên chọn loại có bao bì với nhãn hiệu, địa chỉ rõ ràng cũng như giấy chứng nhận của ngành chức năng. Chọn loại mứt được làm bằng phương pháp đơn giản, màu sắc tự nhiên. Đối với bánh mứt có màu sắc lòe loẹt, tươi sáng là do sử dụng màu công nghiệp chứa nhiều kim loại nặng nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người sử dụng có thể dẫn đến nhiều chứng bệnh về ung thư, rối loạn tiêu hóa, thần kinh.
Hạt dưa
Các chuyên gia y tế cho biết chất Rhodamine B là một chất phẩm màu được dùng trong công nghiệp dệt như nhuộm vải, chiếu và sản xuất đồ gỗ, có độ bền màu cao, mầu đỏ sẫm hoặc hơi đỏ tím trông rất đẹp. Tuy nhiên, chất này tuyệt đối không được dùng trong thực phẩm và thuốc. Nếu ăn hạt dưa nhuộm Rhodamine B lâu dài sẽ gây suy gan, thận và cả bệnh ung thư.
Tùy theo lượng độc tố vào cơ thể mà có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính. Để nhuộm màu cho hạt dưa có hai loại phẩm màu hay được sử dụng đó là: phẩm màu thực phẩm và phẩm màu công nghiệp.
Đối với phẩm màu thực phẩm, đó là những chất có trong danh mục được cho phép dùng trong chế biến thực phẩm như phẩm màu hoa hiên được làm từ cây cỏ tự nhiên. Còn với phẩm màu công nghiệp (thường là những chất dùng để nhuộm len, đồ gia dụng,...) đã có quy định cấm sử dụng cho thực phẩm.
Chất Rhodamine B làm chậm quá trình phát triển của trẻ; đặc biệt chất này có thể ngấm ngay ngoài hạt và bên trong hạt qua các kẽ hạt khi nhuộm. Khi cắn, chất này ngấm vào cơ thể qua nước bọt nên rất nguy hiểm, nhất là trẻ con thường xuyên cho cả hạt vào miệng nhai. Về lâu dài, gây ung thư và nguy hiểm hơn là làm chậm quá trình phát triển của trẻ.
Để phân biệt hạt dưa nhuộm màu công nghiệp hay không, bằng mắt thường khó có thể phân biệt được mà phải làm các xét nghiệm tìm độc tố. Tuy nhiên, có thể nhận biết những loại hạt dưa sử dụng phẩm màu Rhodamine thường có màu đỏ sẫm sặc sỡ, nhìn như sơn, khi cho vào miệng không bị phai màu trong miệng. Còn phẩm màu thực phẩm thường có màu sắc tự nhiên, màu nhạt, hạt không đều màu và rất dễ phai khi tiếp xúc với nước.
Người tiêu dùng không nên tham hạt có màu sắc hấp dẫn, lóng lánh; nên thử trước khi mua bằng cách cho cả hạt vào miệng để ngấm nước bọt rồi cho vào lòng bàn tay xoa xem có bị phai màu không vì phẩm màu tự nhiên khi cho vào nước sẽ phai màu ngay. Hạt dưa là loại hạt có nhiều tinh dầu nên dễ gây nấm, mốc.
Khi hạt dưa bị nấm, mốc sẽ xuất hiện các chất như: Aflatoxin, ozchatoxin... Các chất này cũng là nguyên nhân dẫn đến việc gây bệnh ung thư. Khi ăn với hàm lượng lớn sẽ bị nôn mửa ngay và gây ngộ độc trường diễn khi sử dụng lâu dài. Người tiêu dùng không nên chọn hạt bị mốc ngay cả hạt hướng dương, hạt bí, đỗ, ngô... Khi chọn nên chọn hạt chắc, có mùi tự nhiên của hạt, không chọn loại màu đẹp mắt. Khi chọn cũng nên thử hương và vị của hạt có mùi mốc không bằng cách lấy hạt nhai thử rồi thở qua mũi để biết cả hương và vị. Nếu hương và vị có mùi mốc thì không nên chọn dù có rẻ.
Bánh kẹo nhập ngoại
Hiện nay, nhiều sản phẩm bánh ngoại nhập khẩu có xuất xứ không rõ ràng thường tiềm ẩn hiện tượng trộn bánh đã hết hạn sử dụng, hoặc trộn bánh kém chất lượng (giá trị dinh dưỡng thấp) không tương xứng với bao bì mẫu mã theo kiểu “treo đầu dê” vào chung với các loại sản phẩm khác và bán trở lại thị trường.
Việc làm này được thực hiện khá tinh vi bởi một số công ty hoặc cơ sở sản xuất nhập bánh kẹo không rõ nguồn gốc và chất lượng với số lượng lớn, sau đó đóng gói lại, thậm chí trộn với bánh của các cơ sở trong nước và tuồn ra thị trường với giá rẻ.
Những loại bánh kẹo ngoại dỏm này thực chất hoàn toàn kém xa bánh kẹo trong nước về chất lượng, mẫu mã bao bì, sự đa dạng về chủng loại, đặc biệt là chất lượng hương vị và sự đảm bảo về nguồn gốc, an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, dù chất lượng không thơm ngon nhưng với ưu thế giá rẻ nên tại các chợ đầu mối cũng như các điểm kinh doanh sản phẩm Tết, các sản phẩm bánh kẹo ngoại kém chất lượng vẫn được người bán “pha trộn” vào các giỏ quà Tết và được tiêu thụ khá nhiều.
Trước tình trạng trên, lời khuyên của các chuyên gia thị trường là hãy chọn sản phẩm chất lượng của những thương hiệu uy tín. Người tiêu dùng không nên vì giá rẻ hay chuộng “mác” ngoại mà mua bánh kẹo ngoại không rõ nguồn gốc xuất xứ cũng như không đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm./.
Thu Phương (TTXVN)