Ngày 2/5, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp xúc cử tri quận 1 và quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Chia sẻ với cử tri về công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn, Chủ tịch nước cho rằng: “Phòng, chống tham nhũng hiện là vấn đề hết sức nghiêm trọng, gây bức xúc trong nhân dân. Đảng, Nhà nước và Quốc hội luôn lắng nghe ý kiến cử tri cả nước để tổ chức bộ máy làm công tác phòng, chống tham nhũng tốt hơn, hoạt động phòng chống tham nhũng đạt hiệu quả hơn.”
Theo ý kiến của các cử tri, mặc dù quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước và Quốc hội về phòng, chống tham nhũng, chống lãng phí là rất lớn, nhưng thực tế diễn ra vẫn nhức nhối, phức tạp, chưa thật sự hiệu quả. Hầu hết cử tri đều không tán thành mô hình tổ chức như hiện nay, khi thủ trưởng đơn vị lại là người đứng đầu bộ máy phòng, chống tham nhũng.
Cử tri Nguyễn Hữu Châu (cán bộ hưu trí quận 3) bày tỏ: “Nạn tham nhũng chính là cản trở lớn nhất cho công cuộc thực hiện “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” ở nước ta". Do đó, đề nghị nên lập ủy ban chống tham nhũng với người đứng đầu và các thành viên là chuyên trách và ủy ban này có tính độc lập tương đối.
Cử tri Bùi Đức Tráng (phường Phạm Ngũ Lão, quận 1) nhận xét, hiện chưa có cơ chế thực sự rõ ràng để người dân tham gia vào công tác phòng, chống tham nhũng.
Ghi nhận những ý kiến đóng góp của cử tri, Chủ tịch nước khẳng định Trung ương đang lấy ý kiến về tổ chức bộ máy làm công tác phòng, chống tham nhũng, tổ chức chỉ đạo công tác này sao cho hoạt động hiệu quả. Hiện nay, còn nhiều luồng ý kiến khác nhau như giữ nguyên bộ máy hiện tại; thay đổi bộ máy theo hướng thuộc Quốc hội, hoặc thuộc Trung ương Đảng; hay tham khảo các nước trên thế giới làm tốt về chống tham nhũng để lập một ủy ban độc lập hoàn toàn. Nhưng dù theo mô hình tổ chức nào thì bộ máy mới phải đảm bảo đạt hiệu quả thiết thực, cụ thể và rõ rệt hơn so với trước; đồng thời công tác phòng, chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay phải gắn liền với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 của Đảng.
Trước những ý kiến cử tri về Quốc hội vẫn chưa “tự làm luật” mà phần lớn luật do Chính phủ xây dựng sau đó trình Quốc hội; tình trạng luật sau khi ban hành gặp nhiều khó khăn khi đưa vào cuộc sống.
Chủ tịch nước khẳng định, để Quốc hội hoạt động ngày càng thực chất, hiệu quả hơn, thực hiện tốt vai trò giám sát tối cao của mình, rất cần cử tri hiến kế, góp ý nhiều hơn nữa để chức năng giám sát tối cao của Quốc hội được thực thi ngày càng hiệu quả. Công tác tiếp xúc cử tri hiện đang được đổi mới với nhiều hình thức đa dạng như tiếp xúc tại văn phòng, theo nhóm, cá nhân, gặp riêng từng đại biểu Quốc hội, tiếp xúc cử tri tại cơ sở, khu phố, phường… Các đại biểu Quốc hội luôn lắng nghe, tiếp thu, làm sao để tâm tư, nguyện vọng của cử tri, ý kiến từ cơ sở được phản ánh đầy đủ lên diễn đàn Quốc hội./.
Chia sẻ với cử tri về công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn, Chủ tịch nước cho rằng: “Phòng, chống tham nhũng hiện là vấn đề hết sức nghiêm trọng, gây bức xúc trong nhân dân. Đảng, Nhà nước và Quốc hội luôn lắng nghe ý kiến cử tri cả nước để tổ chức bộ máy làm công tác phòng, chống tham nhũng tốt hơn, hoạt động phòng chống tham nhũng đạt hiệu quả hơn.”
Theo ý kiến của các cử tri, mặc dù quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước và Quốc hội về phòng, chống tham nhũng, chống lãng phí là rất lớn, nhưng thực tế diễn ra vẫn nhức nhối, phức tạp, chưa thật sự hiệu quả. Hầu hết cử tri đều không tán thành mô hình tổ chức như hiện nay, khi thủ trưởng đơn vị lại là người đứng đầu bộ máy phòng, chống tham nhũng.
Cử tri Nguyễn Hữu Châu (cán bộ hưu trí quận 3) bày tỏ: “Nạn tham nhũng chính là cản trở lớn nhất cho công cuộc thực hiện “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” ở nước ta". Do đó, đề nghị nên lập ủy ban chống tham nhũng với người đứng đầu và các thành viên là chuyên trách và ủy ban này có tính độc lập tương đối.
Cử tri Bùi Đức Tráng (phường Phạm Ngũ Lão, quận 1) nhận xét, hiện chưa có cơ chế thực sự rõ ràng để người dân tham gia vào công tác phòng, chống tham nhũng.
Ghi nhận những ý kiến đóng góp của cử tri, Chủ tịch nước khẳng định Trung ương đang lấy ý kiến về tổ chức bộ máy làm công tác phòng, chống tham nhũng, tổ chức chỉ đạo công tác này sao cho hoạt động hiệu quả. Hiện nay, còn nhiều luồng ý kiến khác nhau như giữ nguyên bộ máy hiện tại; thay đổi bộ máy theo hướng thuộc Quốc hội, hoặc thuộc Trung ương Đảng; hay tham khảo các nước trên thế giới làm tốt về chống tham nhũng để lập một ủy ban độc lập hoàn toàn. Nhưng dù theo mô hình tổ chức nào thì bộ máy mới phải đảm bảo đạt hiệu quả thiết thực, cụ thể và rõ rệt hơn so với trước; đồng thời công tác phòng, chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay phải gắn liền với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 của Đảng.
Trước những ý kiến cử tri về Quốc hội vẫn chưa “tự làm luật” mà phần lớn luật do Chính phủ xây dựng sau đó trình Quốc hội; tình trạng luật sau khi ban hành gặp nhiều khó khăn khi đưa vào cuộc sống.
Chủ tịch nước khẳng định, để Quốc hội hoạt động ngày càng thực chất, hiệu quả hơn, thực hiện tốt vai trò giám sát tối cao của mình, rất cần cử tri hiến kế, góp ý nhiều hơn nữa để chức năng giám sát tối cao của Quốc hội được thực thi ngày càng hiệu quả. Công tác tiếp xúc cử tri hiện đang được đổi mới với nhiều hình thức đa dạng như tiếp xúc tại văn phòng, theo nhóm, cá nhân, gặp riêng từng đại biểu Quốc hội, tiếp xúc cử tri tại cơ sở, khu phố, phường… Các đại biểu Quốc hội luôn lắng nghe, tiếp thu, làm sao để tâm tư, nguyện vọng của cử tri, ý kiến từ cơ sở được phản ánh đầy đủ lên diễn đàn Quốc hội./.
Hoàng Liên Sơn (TTXVN)