Ngày 7/10 tại Bali, Indonesia, trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 21, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã gặp gỡ song phương với một số lãnh đạo các nền kinh tế APEC, tọa đàm với các doanh nghiệp Hoa Kỳ, dự Phiên toàn thể và cuộc đối thoại với Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC.
Tại buổi gặp và chứng kiến hai Bộ trưởng Ngoại giao thay mặt Chính phủ hai nước ký kết Chương trình Hành động giai đoạn 2014-2018 triển khai quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Indonesia, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono bày tỏ tin tưởng việc ký kết văn kiện quan trọng này sẽ đưa quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước mới được thiết lập tháng 6/2013 đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước và đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển thịnh vượng ở khu vực.
Chương trình hành động này bao gồm định hướng lớn cũng như mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2014-2018 để triển khai nội hàm Đối tác chiến lược trên các lĩnh vực chính trị, quốc phòng-an ninh, kinh tế-phát triển, năng lượng, nông-lâm-ngư nghiệp và biển, giao thông vận tải, văn hóa-thể thao-du lịch, hợp tác tại các diễn đàn khu vực và quốc tế...
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao và chúc mừng Indonesia đã đảm nhiệm xuất sắc vai trò Chủ tịch APEC 2013, tổ chức thành công nhiều hoạt động quan trọng của APEC từ đầu năm tới nay cũng như sắp tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) lần thứ 9 tại Bali vào tháng 12/2013. Thành công của Indonesia cũng khẳng định vị thế của ASEAN ở châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục phối hợp lập trường chặt chẽ tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, nhất là ASEAN và Liên hợp quốc; cùng các thành viên ASEAN khác thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu của Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, củng cố vai trò trung tâm và tiếng nói thống nhất của ASEAN trong các vấn đề an ninh, phát triển quan trọng ở khu vực.
Tại buổi hội kiến với Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chúc mừng những thành công của Brunei từ đầu năm đến nay trên cương vị Chủ tịch ASEAN, góp phần quan trọng cho việc tăng cường đoàn kết, hợp tác trong ASEAN, giữa ASEAN với các đối tác, nâng cao uy tín và vị thế quốc tế của ASEAN.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí cùng các thành viên ASEAN khác nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN năm 2015, phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong cục diện khu vực. Hai bên khẳng định cần bảo đảm thực hiện nghiêm túc Tuyên bố nguyên tắc 6 điểm của ASEAN, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc.
Hai bên cũng đã trao đổi về những phương hướng lớn nhằm phát huy hiệu quả các cơ hội hợp tác giữa hai nước về kinh tế, thương mại, đầu tư, nông nghiệp, thủy sản, năng lượng, dầu khí, giáo dục-đào tạo; phối hợp chặt chẽ trong đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), bảo đảm TPP là một hiệp định cân bằng, quan tâm thỏa đáng đến lợi ích của các thành viên có trình độ phát triển khác nhau.
Phát biểu tại cuộc tọa đàm với lãnh đạo gần 20 tập đoàn, công ty lớn đại diện Liên minh doanh nghiệp Hoa Kỳ tại APEC, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao sự quan tâm cũng như các hoạt động làm ăn hiệu quả của cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ ở Việt Nam, đóng góp tích cực cho quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, nhất là sau khi hai nước đã xác lập quan hệ Đối tác toàn diện.
Chủ tịch nước khẳng định nỗ lực của Việt Nam trong việc tái cơ cấu nền kinh tế, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các đối tác Hoa Kỳ. Nhà nước và Chính phủ Việt Nam đang triển khai nhiều biện pháp để thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện, nhất là các nội hàm hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư với Hoa Kỳ.
Đại diện cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ đánh giá cao nỗ lực tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng vừa qua của Việt Nam đã mang lại những kết quả tích cực, tạo niềm tin và điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ mở rộng các dự án đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Các doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng bày tỏ tin tưởng về tiềm năng và triển vọng tốt đẹp của kinh tế Việt Nam, đặc biệt là vai trò của Việt Nam trong việc thúc đẩy kết thúc đàm phán TPP.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh quyết định gần đây của Bộ Thương mại Hoa Kỳ loại bỏ thuế bán phá giá và chống trợ cấp đối với mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam, mong muốn các doanh nghiệp Hoa Kỳ thúc đẩy Chính phủ Hoa Kỳ dỡ bỏ các rào cản thương mại đối với hàng hóa Việt Nam, phù hợp với tinh thần của quan hệ Đối tác toàn diện và đối tác đàm phán trong TPP.
Đặc biệt, các doanh nghiệp Hoa Kỳ cảm ơn và đánh giá cao sự quan tâm sát sao của Chủ tịch nước đối với việc giải quyết các vấn đề khúc mắc trong hoạt động hợp tác kinh doanh giữa hai nước, bày tỏ ấn tượng sâu sắc về tính hiệu quả và các kết quả rất cụ thể đạt được qua các cuộc tọa đàm với Chủ tịch nước.
Cũng trong khuôn khổ các hoạt động của Hội nghị cấp cao APEC, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã cùng các nhà lãnh đạo APEC tham dự Phiên toàn thể và cuộc đối thoại với Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC), gồm đại diện lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu trong khu vực và trên thế giới.
Các nhà lãnh đạo APEC và các đại diện ABAC đã tập trung thảo luận những vấn đề mà các doanh nghiệp khu vực đang hết sức quan tâm, trong đó nổi bật là tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, thị trường tài chính, doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng cường hiệu quả chuỗi cung ứng, phát triển bền vững và an ninh lương thực, năng lượng...
Các nhà lãnh đạo hoan nghênh các đề xuất của các doanh nghiệp trong việc tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác giữa APEC và ABAC trong các lĩnh vực hợp tác, qua đó mang lại lợi ích thiết thực và cụ thể cho cộng đồng doanh nghiệp, duy trì tính năng động và sức sống của kinh tế châu Á-Thái Bình Dương./.
Tại buổi gặp và chứng kiến hai Bộ trưởng Ngoại giao thay mặt Chính phủ hai nước ký kết Chương trình Hành động giai đoạn 2014-2018 triển khai quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Indonesia, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono bày tỏ tin tưởng việc ký kết văn kiện quan trọng này sẽ đưa quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước mới được thiết lập tháng 6/2013 đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước và đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển thịnh vượng ở khu vực.
Chương trình hành động này bao gồm định hướng lớn cũng như mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2014-2018 để triển khai nội hàm Đối tác chiến lược trên các lĩnh vực chính trị, quốc phòng-an ninh, kinh tế-phát triển, năng lượng, nông-lâm-ngư nghiệp và biển, giao thông vận tải, văn hóa-thể thao-du lịch, hợp tác tại các diễn đàn khu vực và quốc tế...
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao và chúc mừng Indonesia đã đảm nhiệm xuất sắc vai trò Chủ tịch APEC 2013, tổ chức thành công nhiều hoạt động quan trọng của APEC từ đầu năm tới nay cũng như sắp tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) lần thứ 9 tại Bali vào tháng 12/2013. Thành công của Indonesia cũng khẳng định vị thế của ASEAN ở châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục phối hợp lập trường chặt chẽ tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, nhất là ASEAN và Liên hợp quốc; cùng các thành viên ASEAN khác thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu của Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, củng cố vai trò trung tâm và tiếng nói thống nhất của ASEAN trong các vấn đề an ninh, phát triển quan trọng ở khu vực.
Tại buổi hội kiến với Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chúc mừng những thành công của Brunei từ đầu năm đến nay trên cương vị Chủ tịch ASEAN, góp phần quan trọng cho việc tăng cường đoàn kết, hợp tác trong ASEAN, giữa ASEAN với các đối tác, nâng cao uy tín và vị thế quốc tế của ASEAN.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí cùng các thành viên ASEAN khác nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN năm 2015, phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong cục diện khu vực. Hai bên khẳng định cần bảo đảm thực hiện nghiêm túc Tuyên bố nguyên tắc 6 điểm của ASEAN, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc.
Hai bên cũng đã trao đổi về những phương hướng lớn nhằm phát huy hiệu quả các cơ hội hợp tác giữa hai nước về kinh tế, thương mại, đầu tư, nông nghiệp, thủy sản, năng lượng, dầu khí, giáo dục-đào tạo; phối hợp chặt chẽ trong đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), bảo đảm TPP là một hiệp định cân bằng, quan tâm thỏa đáng đến lợi ích của các thành viên có trình độ phát triển khác nhau.
Phát biểu tại cuộc tọa đàm với lãnh đạo gần 20 tập đoàn, công ty lớn đại diện Liên minh doanh nghiệp Hoa Kỳ tại APEC, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao sự quan tâm cũng như các hoạt động làm ăn hiệu quả của cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ ở Việt Nam, đóng góp tích cực cho quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, nhất là sau khi hai nước đã xác lập quan hệ Đối tác toàn diện.
Chủ tịch nước khẳng định nỗ lực của Việt Nam trong việc tái cơ cấu nền kinh tế, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các đối tác Hoa Kỳ. Nhà nước và Chính phủ Việt Nam đang triển khai nhiều biện pháp để thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện, nhất là các nội hàm hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư với Hoa Kỳ.
Đại diện cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ đánh giá cao nỗ lực tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng vừa qua của Việt Nam đã mang lại những kết quả tích cực, tạo niềm tin và điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ mở rộng các dự án đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Các doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng bày tỏ tin tưởng về tiềm năng và triển vọng tốt đẹp của kinh tế Việt Nam, đặc biệt là vai trò của Việt Nam trong việc thúc đẩy kết thúc đàm phán TPP.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh quyết định gần đây của Bộ Thương mại Hoa Kỳ loại bỏ thuế bán phá giá và chống trợ cấp đối với mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam, mong muốn các doanh nghiệp Hoa Kỳ thúc đẩy Chính phủ Hoa Kỳ dỡ bỏ các rào cản thương mại đối với hàng hóa Việt Nam, phù hợp với tinh thần của quan hệ Đối tác toàn diện và đối tác đàm phán trong TPP.
Đặc biệt, các doanh nghiệp Hoa Kỳ cảm ơn và đánh giá cao sự quan tâm sát sao của Chủ tịch nước đối với việc giải quyết các vấn đề khúc mắc trong hoạt động hợp tác kinh doanh giữa hai nước, bày tỏ ấn tượng sâu sắc về tính hiệu quả và các kết quả rất cụ thể đạt được qua các cuộc tọa đàm với Chủ tịch nước.
Cũng trong khuôn khổ các hoạt động của Hội nghị cấp cao APEC, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã cùng các nhà lãnh đạo APEC tham dự Phiên toàn thể và cuộc đối thoại với Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC), gồm đại diện lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu trong khu vực và trên thế giới.
Các nhà lãnh đạo APEC và các đại diện ABAC đã tập trung thảo luận những vấn đề mà các doanh nghiệp khu vực đang hết sức quan tâm, trong đó nổi bật là tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, thị trường tài chính, doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng cường hiệu quả chuỗi cung ứng, phát triển bền vững và an ninh lương thực, năng lượng...
Các nhà lãnh đạo hoan nghênh các đề xuất của các doanh nghiệp trong việc tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác giữa APEC và ABAC trong các lĩnh vực hợp tác, qua đó mang lại lợi ích thiết thực và cụ thể cho cộng đồng doanh nghiệp, duy trì tính năng động và sức sống của kinh tế châu Á-Thái Bình Dương./.
(TTXVN)