Ngay sau khi kết thúc kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII, ngày 27/11, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh đã tiếp xúc cử tri hai huyện Lộc Hà và Nghi Xuân - hai địa phương ven biển còn nhiều khó khăn của tỉnh Hà Tĩnh.
Tại các điểm tiếp xúc, Chủ tịch Quốc hội và Đoàn đã báo báo kết quả Kỳ họp và dành nhiều thời gian lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp, kiến nghị của cử tri.
Phấn khởi trước thành công của Kỳ họp thứ 4 với hàng loạt những quyết sách, đạo luật liên quan đến những vấn đề trọng yếu quốc kế, dân sinh đã được Quốc hội thông qua nhằm tháo gỡ khó khăn, tiếp tục duy trì tăng trưởng, kiềm chế lạm phát, nâng cao đời sống người dân, cử tri bày tỏ mong muốn Quốc hội quan tâm nhiều hơn nữa trong việc đầu tư phát triển các vùng miền khó khăn, đặc thù như huyện Lộc Hà, Nghi Xuân.
Tại buổi tiếp xúc, cử tri hai huyện đánh giá cao hoạt động hiệu quả, trách nhiệm cao của đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và thành công của kỳ họp, nhất là phần chất vấn, trả lời chất vấn đã đi thẳng vào những vấn đề thực tiễn, bức xúc của cử tri.
Cử tri hai huyện cũng kiến nghị Quốc hội cần có cơ chế giám sát, đảm bảo việc thực hiện lời hứa của các Bộ trưởng, thành viên Chính phủ; giám sát việc cải cách tiền lương, đi đôi với kiềm chế lạm phát. Lo lắng trước vấn nạn tham nhũng còn diễn ra nhiều nơi, nhiều chỗ, gây bức xúc trong xã hội, làm thất thoát tài sản Nhà nước, cử tri đánh giá cao quyết tâm của Quốc hội thông qua Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).
Cử tri hai huyện đề nghị cần coi phòng, chống tham nhũng như “dẹp giặc nội xâm,” góp phần làm trong sạch bộ máy Nhà nước, củng cố niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Chính phủ đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Kiến nghị những vấn đề đặc thù, đang là khó khăn thường trực đối với nhân dân huyện, cử tri hai huyện mong muốn Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành cần quan tâm nhiều hơn nữa đến công tác xây dựng nông nghiệp, nông dân và nông thôn, chú trọng đầu tư những ngành nghề nuôi trồng thủy sản - một trong những thế mạnh sản xuất chính của người dân vùng ven biển Lộc Hà, Nghi Xuân.
Ghi nhận những nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Lộc Hà, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá cao kết quả khắc phục khó khăn của một huyện mới thành lập, nỗ lực ổn định đời sống, sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, làm chuyển biến đời sống vật chất, tinh thần của người dân.
Chủ tịch Quốc hội mong muốn Lộc Hà phấn đấu tập trung vào nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, tiếp tục nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người dân; làm tốt hơn nữa việc tái cơ cấu sản xuất tại chỗ.
Đồng tình với những kiến nghị tại buổi tiếp xúc, Chủ tịch Quốc hội lưu ý trong chiến lược phát triển, huyện cần ưu tiên hạ tầng dành riêng cho nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản; giao thông, thủy lợi; chú ý đến chính sách hỗ trợ nông dân bị thu hồi đất, chính sách xăng dầu cho ngư dân...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh Lộc Hà cần tranh thủ sức mạnh trung ương, phát huy nội lực, lợi thế sẵn có, kết hợp với sức mạnh kinh tế của từng hộ gia đình để hoạch định chính sách phát triển kinh tế-xã hội phù hợp, tiến tới đóng góp nhiều hơn nữa vào thành tựu phát triển chung của tỉnh. Bên cạnh đó, huyện cũng phải chú ý tiếp tục hoàn thiện cơ sở giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe của người dân; chuẩn bị điều kiện vật chất, kỹ thuật để từng bước hình thành trung tâm huyện.
Lắng nghe kiến nghị của các cử tri huyện Nghi Xuân - địa phương giàu tiềm năng về phát triển kinh tế từ khai thác, nuôi trồng thủy hải sản với lợi thế 32km bờ biển, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng một trong những trọng tâm phù hợp với đặc thù của huyện trong thời điểm hiện nay là việc thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Chủ tịch Quốc hội mong muốn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Nghi Xuân nỗ lực phát huy truyền thống quý báu, khai thác tốt vị trí địa lý giao thông thuận lợi cũng như nguồn tài nguyên phong phú để đẩy mạnh phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp-giao thông-xây dựng...
Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, huyện Nghi Xuân xem xét, giải quyết các kiến nghị của cử tri về những vấn đề chính sách, chế độ đãi ngộ đối với gia đình có công, gia đình thương binh, liệt sỹ, cán bộ giáo dục ở cơ sở; vấn đề biên chế, tiền lương...
Thông báo thêm với cử tri Lộc Hà, Nghi Xuân về những khó khăn chung của tình hình kinh tế, chính trị trong và ngoài nước, Chủ tịch Quốc hội khẳng định quyết tâm của cả nước trong việc thực hiện lộ trình phát triển bền vững. Để làm được điều đó, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ cần kiên định công cuộc đổi mới trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, đảm bảo hiệu quả hơn, đem lại ích lợi thiết thực hơn.
Nhấn mạnh đến tầm quan trọng của nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Đảng bộ, chính quyền các cấp trên địa bàn Hà Tĩnh phải xác định đây là nhiệm vụ hàng đầu; quyết liệt hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới của Trung ương, của tỉnh, góp phần đảm bảo đời sống ổn định, không ngừng nâng cao thu nhập cho nông dân.
Đề cập đến những nội dung quan trọng của Kỳ họp thứ 4 vừa qua về kế hoạch lấy ý kiến nhân dân đóng góp vào dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ việc sửa đổi Hiến pháp phải bám sát nguyên tắc thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân; làm rõ hơn nữa quyền lực, trách nhiệm, vai trò làm chủ của nhân dân.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo Hiến pháp sửa đổi cũng hướng đến thiết lập một bộ máy Nhà nước hiệu quả hơn, trong sạch, vững mạnh, phục vụ nhân dân tốt hơn dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hiến pháp sửa đổi cũng sẽ thể hiện rõ nét hơn vai trò, vị trí, trách nhiệm của Đảng trước nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân và chịu trách nhiệm về sự lãnh đạo của mình đối với đất nước và nhân dân.
Trên tinh thần đó, Chủ tịch Quốc hội mong muốn cử tri và nhân dân Lộc Hà, Nghi Xuân cùng với cử tri cả nước tích cực đóng góp, tham gia ý kiến xây dựng dự thảo Hiến pháp sửa đổi.
Chia sẻ với quan ngại của cử tri trước diễn biến phức tạp của tệ nạn tham nhũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh phòng, chống tham nhũng là cuộc đấu tranh lâu dài, khó khăn. Trong quá trình đó cần liên tục tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và đặc biệt là phải có sự tham gia, đóng góp của người dân để không ngừng hoàn thiện chính sách, pháp luật nâng cao hiệu quả nhiệm vụ quan trọng này.
Liên quan đến Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn sẽ được tiến hành đầu năm 2013, Chủ tịch Quốc hội lưu ý đây là nội dung hết sức quan trọng, thể hiện rõ nét sự đổi mới trong hoạt động của Quốc hội. Do đó, cần hết sức chú trọng khi triển khai, đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch dưới sự lãnh đạo của Đảng./.
Tại các điểm tiếp xúc, Chủ tịch Quốc hội và Đoàn đã báo báo kết quả Kỳ họp và dành nhiều thời gian lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp, kiến nghị của cử tri.
Phấn khởi trước thành công của Kỳ họp thứ 4 với hàng loạt những quyết sách, đạo luật liên quan đến những vấn đề trọng yếu quốc kế, dân sinh đã được Quốc hội thông qua nhằm tháo gỡ khó khăn, tiếp tục duy trì tăng trưởng, kiềm chế lạm phát, nâng cao đời sống người dân, cử tri bày tỏ mong muốn Quốc hội quan tâm nhiều hơn nữa trong việc đầu tư phát triển các vùng miền khó khăn, đặc thù như huyện Lộc Hà, Nghi Xuân.
Tại buổi tiếp xúc, cử tri hai huyện đánh giá cao hoạt động hiệu quả, trách nhiệm cao của đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và thành công của kỳ họp, nhất là phần chất vấn, trả lời chất vấn đã đi thẳng vào những vấn đề thực tiễn, bức xúc của cử tri.
Cử tri hai huyện cũng kiến nghị Quốc hội cần có cơ chế giám sát, đảm bảo việc thực hiện lời hứa của các Bộ trưởng, thành viên Chính phủ; giám sát việc cải cách tiền lương, đi đôi với kiềm chế lạm phát. Lo lắng trước vấn nạn tham nhũng còn diễn ra nhiều nơi, nhiều chỗ, gây bức xúc trong xã hội, làm thất thoát tài sản Nhà nước, cử tri đánh giá cao quyết tâm của Quốc hội thông qua Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).
Cử tri hai huyện đề nghị cần coi phòng, chống tham nhũng như “dẹp giặc nội xâm,” góp phần làm trong sạch bộ máy Nhà nước, củng cố niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Chính phủ đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Kiến nghị những vấn đề đặc thù, đang là khó khăn thường trực đối với nhân dân huyện, cử tri hai huyện mong muốn Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành cần quan tâm nhiều hơn nữa đến công tác xây dựng nông nghiệp, nông dân và nông thôn, chú trọng đầu tư những ngành nghề nuôi trồng thủy sản - một trong những thế mạnh sản xuất chính của người dân vùng ven biển Lộc Hà, Nghi Xuân.
Ghi nhận những nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Lộc Hà, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá cao kết quả khắc phục khó khăn của một huyện mới thành lập, nỗ lực ổn định đời sống, sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, làm chuyển biến đời sống vật chất, tinh thần của người dân.
Chủ tịch Quốc hội mong muốn Lộc Hà phấn đấu tập trung vào nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, tiếp tục nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người dân; làm tốt hơn nữa việc tái cơ cấu sản xuất tại chỗ.
Đồng tình với những kiến nghị tại buổi tiếp xúc, Chủ tịch Quốc hội lưu ý trong chiến lược phát triển, huyện cần ưu tiên hạ tầng dành riêng cho nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản; giao thông, thủy lợi; chú ý đến chính sách hỗ trợ nông dân bị thu hồi đất, chính sách xăng dầu cho ngư dân...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh Lộc Hà cần tranh thủ sức mạnh trung ương, phát huy nội lực, lợi thế sẵn có, kết hợp với sức mạnh kinh tế của từng hộ gia đình để hoạch định chính sách phát triển kinh tế-xã hội phù hợp, tiến tới đóng góp nhiều hơn nữa vào thành tựu phát triển chung của tỉnh. Bên cạnh đó, huyện cũng phải chú ý tiếp tục hoàn thiện cơ sở giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe của người dân; chuẩn bị điều kiện vật chất, kỹ thuật để từng bước hình thành trung tâm huyện.
Lắng nghe kiến nghị của các cử tri huyện Nghi Xuân - địa phương giàu tiềm năng về phát triển kinh tế từ khai thác, nuôi trồng thủy hải sản với lợi thế 32km bờ biển, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng một trong những trọng tâm phù hợp với đặc thù của huyện trong thời điểm hiện nay là việc thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Chủ tịch Quốc hội mong muốn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Nghi Xuân nỗ lực phát huy truyền thống quý báu, khai thác tốt vị trí địa lý giao thông thuận lợi cũng như nguồn tài nguyên phong phú để đẩy mạnh phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp-giao thông-xây dựng...
Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, huyện Nghi Xuân xem xét, giải quyết các kiến nghị của cử tri về những vấn đề chính sách, chế độ đãi ngộ đối với gia đình có công, gia đình thương binh, liệt sỹ, cán bộ giáo dục ở cơ sở; vấn đề biên chế, tiền lương...
Thông báo thêm với cử tri Lộc Hà, Nghi Xuân về những khó khăn chung của tình hình kinh tế, chính trị trong và ngoài nước, Chủ tịch Quốc hội khẳng định quyết tâm của cả nước trong việc thực hiện lộ trình phát triển bền vững. Để làm được điều đó, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ cần kiên định công cuộc đổi mới trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, đảm bảo hiệu quả hơn, đem lại ích lợi thiết thực hơn.
Nhấn mạnh đến tầm quan trọng của nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Đảng bộ, chính quyền các cấp trên địa bàn Hà Tĩnh phải xác định đây là nhiệm vụ hàng đầu; quyết liệt hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới của Trung ương, của tỉnh, góp phần đảm bảo đời sống ổn định, không ngừng nâng cao thu nhập cho nông dân.
Đề cập đến những nội dung quan trọng của Kỳ họp thứ 4 vừa qua về kế hoạch lấy ý kiến nhân dân đóng góp vào dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ việc sửa đổi Hiến pháp phải bám sát nguyên tắc thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân; làm rõ hơn nữa quyền lực, trách nhiệm, vai trò làm chủ của nhân dân.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo Hiến pháp sửa đổi cũng hướng đến thiết lập một bộ máy Nhà nước hiệu quả hơn, trong sạch, vững mạnh, phục vụ nhân dân tốt hơn dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hiến pháp sửa đổi cũng sẽ thể hiện rõ nét hơn vai trò, vị trí, trách nhiệm của Đảng trước nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân và chịu trách nhiệm về sự lãnh đạo của mình đối với đất nước và nhân dân.
Trên tinh thần đó, Chủ tịch Quốc hội mong muốn cử tri và nhân dân Lộc Hà, Nghi Xuân cùng với cử tri cả nước tích cực đóng góp, tham gia ý kiến xây dựng dự thảo Hiến pháp sửa đổi.
Chia sẻ với quan ngại của cử tri trước diễn biến phức tạp của tệ nạn tham nhũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh phòng, chống tham nhũng là cuộc đấu tranh lâu dài, khó khăn. Trong quá trình đó cần liên tục tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và đặc biệt là phải có sự tham gia, đóng góp của người dân để không ngừng hoàn thiện chính sách, pháp luật nâng cao hiệu quả nhiệm vụ quan trọng này.
Liên quan đến Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn sẽ được tiến hành đầu năm 2013, Chủ tịch Quốc hội lưu ý đây là nội dung hết sức quan trọng, thể hiện rõ nét sự đổi mới trong hoạt động của Quốc hội. Do đó, cần hết sức chú trọng khi triển khai, đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch dưới sự lãnh đạo của Đảng./.
Quang Vũ (TTXVN)