Ngày 14/11, Chủ tịch thường trực Liên minh châu Âu (EU) Herman Van Rompuy công bố dự thảo ngân sách dài hạn mới của tổ chức này.
Văn bản này được đánh giá là sự thỏa hiệp giữa một bên là những nước chủ trương cắt giảm chi tiêu của EU và bên kia là những nước phản đối giảm trợ giá nông nghiệp. Lãnh đạo EU sẽ thảo luận nhằm đạt đồng thuận về nội dung văn bản mới tại Hội nghị thượng đỉnh EU, dự kiến diễn ra trong các ngày 22-23 tháng này.
Dự thảo ngân sách mới giảm khoảng 80 tỷ euro trong ngân sách giai đoạn 2014-2020 trị giá 1.000 tỷ euro do ủy ban châu Âu (EC) đệ trình. Phần cắt giảm này thấp hơn mức đề xuất 100-120 tỷ euro của các nước đóng góp chính cho ngân sách EU gồm Anh, Đức, Thụy Điển và Phần Lan.
Dự thảo mới giữ nguyên phần chi tiêu cho các lĩnh vực như nghiên cứu, cơ sở hạ tầng năng lượng; nhưng giảm chi tiêu cho các lĩnh vực truyền thống hơn như nông nghiệp; đồng thời quy định 2/3 thu nhập từ sắc thuế mới là thuế giao dịch tài chính sẽ được đóng góp trực tiếp vào ngân sách của EU.
Theo dự thảo ngân sách mới, tất cả các nước thành viên EU sẽ phải chia sẻ trách nhiệm đóng góp cho ngân sách dài hạn của EU, song Anh sẽ được giảm phần đóng góp hàng năm như một sự bù đắp cho phần trợ giá nông nghiệp tương đối thấp mà nước này nhận được.
Dự thảo ngân sách mới của Chủ tịch EU ngay lập tức đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ phía Pháp, nước nhận trợ giá nhiều nhất từ Chính sách Nông nghiệp Chung (CAP) của EU. Bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu của Pháp Bernard Cazeneuve tuyên bố Paris không chấp nhận giảm 25 tỷ euro (32 tỷ USD) trong CAP với lý do chính sách này nhằm mục đích thúc đẩy tăng trưởng. Theo các nhà phân tích, đề xuất cắt giảm mạnh hơn đối với các quỹ hỗ trợ các nước nghèo cũng có thể vấp phải sự phản đối tương tự từ các nước Nam và Đông Âu như Hy Lạp, Italy và Cộng hòa Séc.
Anh từng dọa phủ quyết ngân sách 2014-2020 của EU, đề nghị hạn chế chi tiêu trong bối cảnh nhiều nước thành viên đang phải thực hiện các biện pháp "thắt lưng buộc bụng." Đức, Thụy Điển và Phần Lan cũng đưa ra đề xuất tương tự.
Anh còn đề nghị giảm chu kỳ ngân sách dài hạn EU từ 7 xuống 5 năm với lý do tình hình kinh tế tại thời điểm EU thống nhất chu kỳ ngân sách dài hạn vào năm 2005 nay đã khác hoàn toàn. London muốn hướng tới chu kỳ ngắn hơn. Các nhà ngoại giao cho rằng đề xuất này của Anh có thể tạo nền tảng cho một "Kế hoạch B" trong trường hợp EU không thống nhất được về ngân sách dài hạn của mình tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới.
Cũng trong ngày 14/11, cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch đã nâng mức xếp hạng nợ công của Ireland lên BBB+, cao hơn 3 điểm so với mức "đồ vô giá trị", đồng thời nâng triển vọng xếp hạng nợ công của nước này từ "tiêu cực" lên "ổn định."
Thông báo của Fitch cho biết Ireland đã đạt tiến bộ liên tục trong nỗ lực cắt giảm thâm hụt ngân sách nhà nước, trong khi vẫn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đã có thể tiếp tục vay mượn trên thị# trường trái phiếu quốc tế.
Fitch không kỳ vọng Ireland lấy lại đà tăng trưởng trong năm nay, nhưng tỏ ý hy vọng Ireland sẽ đáp ứng các mục tiêu tài chính, đồng thời hoan nghênh sự cải thiện mạnh mẽ về năng lực cạnh tranh của Ireland.
Ireland đã trở thành nước nhận bảo lãnh đầu tiên trong Khu vực đồng euro có thể vay mượn trở lại trên các thị trường tài chính. Các nước nhận bảo lãnh còn lại là Hy Lạp và Bồ Đào Nha./.
Văn bản này được đánh giá là sự thỏa hiệp giữa một bên là những nước chủ trương cắt giảm chi tiêu của EU và bên kia là những nước phản đối giảm trợ giá nông nghiệp. Lãnh đạo EU sẽ thảo luận nhằm đạt đồng thuận về nội dung văn bản mới tại Hội nghị thượng đỉnh EU, dự kiến diễn ra trong các ngày 22-23 tháng này.
Dự thảo ngân sách mới giảm khoảng 80 tỷ euro trong ngân sách giai đoạn 2014-2020 trị giá 1.000 tỷ euro do ủy ban châu Âu (EC) đệ trình. Phần cắt giảm này thấp hơn mức đề xuất 100-120 tỷ euro của các nước đóng góp chính cho ngân sách EU gồm Anh, Đức, Thụy Điển và Phần Lan.
Dự thảo mới giữ nguyên phần chi tiêu cho các lĩnh vực như nghiên cứu, cơ sở hạ tầng năng lượng; nhưng giảm chi tiêu cho các lĩnh vực truyền thống hơn như nông nghiệp; đồng thời quy định 2/3 thu nhập từ sắc thuế mới là thuế giao dịch tài chính sẽ được đóng góp trực tiếp vào ngân sách của EU.
Theo dự thảo ngân sách mới, tất cả các nước thành viên EU sẽ phải chia sẻ trách nhiệm đóng góp cho ngân sách dài hạn của EU, song Anh sẽ được giảm phần đóng góp hàng năm như một sự bù đắp cho phần trợ giá nông nghiệp tương đối thấp mà nước này nhận được.
Dự thảo ngân sách mới của Chủ tịch EU ngay lập tức đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ phía Pháp, nước nhận trợ giá nhiều nhất từ Chính sách Nông nghiệp Chung (CAP) của EU. Bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu của Pháp Bernard Cazeneuve tuyên bố Paris không chấp nhận giảm 25 tỷ euro (32 tỷ USD) trong CAP với lý do chính sách này nhằm mục đích thúc đẩy tăng trưởng. Theo các nhà phân tích, đề xuất cắt giảm mạnh hơn đối với các quỹ hỗ trợ các nước nghèo cũng có thể vấp phải sự phản đối tương tự từ các nước Nam và Đông Âu như Hy Lạp, Italy và Cộng hòa Séc.
Anh từng dọa phủ quyết ngân sách 2014-2020 của EU, đề nghị hạn chế chi tiêu trong bối cảnh nhiều nước thành viên đang phải thực hiện các biện pháp "thắt lưng buộc bụng." Đức, Thụy Điển và Phần Lan cũng đưa ra đề xuất tương tự.
Anh còn đề nghị giảm chu kỳ ngân sách dài hạn EU từ 7 xuống 5 năm với lý do tình hình kinh tế tại thời điểm EU thống nhất chu kỳ ngân sách dài hạn vào năm 2005 nay đã khác hoàn toàn. London muốn hướng tới chu kỳ ngắn hơn. Các nhà ngoại giao cho rằng đề xuất này của Anh có thể tạo nền tảng cho một "Kế hoạch B" trong trường hợp EU không thống nhất được về ngân sách dài hạn của mình tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới.
Cũng trong ngày 14/11, cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch đã nâng mức xếp hạng nợ công của Ireland lên BBB+, cao hơn 3 điểm so với mức "đồ vô giá trị", đồng thời nâng triển vọng xếp hạng nợ công của nước này từ "tiêu cực" lên "ổn định."
Thông báo của Fitch cho biết Ireland đã đạt tiến bộ liên tục trong nỗ lực cắt giảm thâm hụt ngân sách nhà nước, trong khi vẫn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đã có thể tiếp tục vay mượn trên thị# trường trái phiếu quốc tế.
Fitch không kỳ vọng Ireland lấy lại đà tăng trưởng trong năm nay, nhưng tỏ ý hy vọng Ireland sẽ đáp ứng các mục tiêu tài chính, đồng thời hoan nghênh sự cải thiện mạnh mẽ về năng lực cạnh tranh của Ireland.
Ireland đã trở thành nước nhận bảo lãnh đầu tiên trong Khu vực đồng euro có thể vay mượn trở lại trên các thị trường tài chính. Các nước nhận bảo lãnh còn lại là Hy Lạp và Bồ Đào Nha./.
(TTXVN)