Ngày 9/9, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã kiểm tra công tác chỉnh trang, tổ chức trưng bày hiện vật tại khu di sản Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long-Hà Nội (gồm di tích Thành cổ Hà Nội và khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu), để chuẩn bị mở cửa đón khách tham quan trong dịp Đại lễ.
Bí thư Thành ủy trực tiếp thị sát công tác chỉnh trang cảnh quan, thảm cỏ cây xanh, đường dạo, hố khai quật khảo cổ tại di tích Đoan Môn, việc tổ chức trưng bày các di chỉ, hiện vật khảo cổ tại khu Thành cổ và khu 18 Hoàng Diệu.
Lãnh đạo Thành ủy lưu ý cần quan tâm chọn lọc kỹ và tinh các vật liệu thi công như gạch lát đường dạo, hệ thống cây xanh, phương án đảm bảo vệ sinh môi trường khi đón khách tham quan.
Cách thức trưng bày hiện vật khảo cổ tại Thành cổ đang được thực hiện theo phương pháp trưng bày hiện đại bằng trực quan, tạo ấn tượng mạnh với người xem. Việc tổ chức trưng bày tại khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu phải tiến hành khẩn trương. Bên cạnh đó cần quan tâm đến công tác thuyết minh làm nổi bật giá trị di sản, có thể huy động thêm lực lượng cộng tác viên tâm huyết, sinh viên giỏi ngoại ngữ tham gia công việc này.
Để tạo thuận tiện cho khách tham quan từ Thành cổ sang khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu, trước mắt nên kết hợp phương án dùng đèn tín hiệu giao thông với vạch sơn giảm tốc độ.
Làm việc với Trung tâm Bảo tồn khu di tích Cổ Loa - Thành cổ Hà Nội, Bí thư Thành ủy nêu rõ, khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long-Hà Nội được công nhận Di sản văn hóa thế giới là tin vui, niềm tự hào lớn lao đối với đất nước Việt Nam , tôn vinh truyền thống của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Thành công này có được bởi chính giá trị đích thực của khu di sản, bên cạnh đó là công sức của các chuyên gia, nhà khoa học tham gia khai quật khảo cổ, nghiên cứu, tuyên truyền giới thiệu, lập hồ sơ khu di sản; chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, ủng hộ của bạn bè quốc tế.
Chính phủ đã giao cho Hà Nội quản lý khu di tích quốc gia đặc biệt quan trọng này. Công tác bảo tồn, nghiên cứu, phát huy giá trị di sản sẽ được tiến hành toàn diện, với lộ trình và bước đi cụ thể./.
Bí thư Thành ủy trực tiếp thị sát công tác chỉnh trang cảnh quan, thảm cỏ cây xanh, đường dạo, hố khai quật khảo cổ tại di tích Đoan Môn, việc tổ chức trưng bày các di chỉ, hiện vật khảo cổ tại khu Thành cổ và khu 18 Hoàng Diệu.
Lãnh đạo Thành ủy lưu ý cần quan tâm chọn lọc kỹ và tinh các vật liệu thi công như gạch lát đường dạo, hệ thống cây xanh, phương án đảm bảo vệ sinh môi trường khi đón khách tham quan.
Cách thức trưng bày hiện vật khảo cổ tại Thành cổ đang được thực hiện theo phương pháp trưng bày hiện đại bằng trực quan, tạo ấn tượng mạnh với người xem. Việc tổ chức trưng bày tại khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu phải tiến hành khẩn trương. Bên cạnh đó cần quan tâm đến công tác thuyết minh làm nổi bật giá trị di sản, có thể huy động thêm lực lượng cộng tác viên tâm huyết, sinh viên giỏi ngoại ngữ tham gia công việc này.
Để tạo thuận tiện cho khách tham quan từ Thành cổ sang khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu, trước mắt nên kết hợp phương án dùng đèn tín hiệu giao thông với vạch sơn giảm tốc độ.
Làm việc với Trung tâm Bảo tồn khu di tích Cổ Loa - Thành cổ Hà Nội, Bí thư Thành ủy nêu rõ, khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long-Hà Nội được công nhận Di sản văn hóa thế giới là tin vui, niềm tự hào lớn lao đối với đất nước Việt Nam , tôn vinh truyền thống của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Thành công này có được bởi chính giá trị đích thực của khu di sản, bên cạnh đó là công sức của các chuyên gia, nhà khoa học tham gia khai quật khảo cổ, nghiên cứu, tuyên truyền giới thiệu, lập hồ sơ khu di sản; chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, ủng hộ của bạn bè quốc tế.
Chính phủ đã giao cho Hà Nội quản lý khu di tích quốc gia đặc biệt quan trọng này. Công tác bảo tồn, nghiên cứu, phát huy giá trị di sản sẽ được tiến hành toàn diện, với lộ trình và bước đi cụ thể./.
Hồng Hạnh (TTXVN/Vietnam+)