Không giữ được đà đi lên mạnh mẽ từ phiên trước, cộng thêm sự phân hóa từ thị trường Phố Wall, các thị trường chứng khoán châu Á đã biến động không đồng nhất trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 3/2, khi các nhà đầu tư có tâm lý ngóng đợi số liệu về thị trường việc làm Mỹ tháng 1/2012, được công bố vào cuối ngày.
Giới đầu tư cũng đang chờ đợi trong lo ngại về kết quả các cuộc đàm phán cam go giữa Hy Lạp với các chủ nợ của họ về khả năng cắt giảm các khoản nợ khổng lồ của nước này. Athens cho biết họ đang tiến gần hơn đến một thỏa thuận với các chủ nợ cho giảm ít nhất là gần một nửa các khoản nợ của nước này, tức là giảm khoảng 100 tỷ euro trong núi nợ 350 tỷ euro của Hy Lạp. Tuy nhiên, Chủ tịch khối Eurozone, Jean-Claude Juncker ngày 2/2 cho biết, các cuộc đàm phán này hiện đang lâm vào thế khá khó khăn.
Tại Trung Quốc, thị trường mở cửa đã giảm ngay 0,13% do động thái chốt lời của các nhà đầu tư sau hai phiên tăng mạnh trước đó. Đà giảm ngày càng mạnh lên và về cuối phiên, chỉ số Shanghai Composite chốt phiên để mất 17,85 điểm xuống 2.330,41 điểm.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 cũng đảo chiều đi xuống ngay từ lúc mở phiên, và chốt phiên trượt giảm 44,89 điểm, tương đương bốc hơi 0,51% xuống 8.831,93 điểm. Còn tại Hong Kong, chỉ số Hang Sheng mở phiên cũng đi theo đà giảm của các sàn chủ chốt trong khu vực, khi để mất ngay 58,74 điểm, tương đương với 0,31%, xuống 20.680,71 điểm, song đến cuối phiên lại hồi phục lên 20.756,98 điểm, đảo chiều tăng thêm 17,53 điểm, tương ứng với mức tăng 0,08%.
Các thị trường lớn khác như Seoul và Sydney cũng đều giảm, với các mức giảm lần lượt là 0,60% (-11,98 điểm) và 0,39% (-16,6 điểm), xuống các mức chốt phiên tương ứng là 1.972,32 điểm và 4.251,2 điểm. Thị trường Đài Loan tăng 0,29% (+22,53 điểm) lên 7.674,99 điểm.
Đêm trước (2/2) tại Phố Wall, chứng khoán Mỹ đã không còn duy trì được bầu không khí "hừng hực" như phiên giao dịch đầu tiên của tháng 2 nữa mà đã chùng lại, biến động không đồng nhất, trong bối cảnh thị trường đón nhận thông tin lượng người đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần trước tiếp tục sụt giảm, song Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke lại cảnh báo trước Quốc hội Mỹ rằng thị trường việc làm của Mỹ vẫn còn phải trải qua một chặng đường dài để hồi phục.
Cảnh báo của ông Bernanke đã khiến các nhà đầu tư Phố Wall thận trọng hơn mặc dù trước đó họ đã rất phấn khởi đón nhận thông tin do Bộ Lao động Mỹ thông báo, theo đó cho biết lượng người đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần trước vẫn tiếp tục xu hướng sụt giảm như trong những tuần gần đây. Bên cạnh đó, giới đầu tư còn có tâm lý chờ đợi báo cáo về tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ trong tháng 1/2012, được công bố vào cuối ngày 3/2, để có những quyết định chính xác hơn.
Đóng cửa phiên ngày 2/2, ba chỉ số chính của Phố Wall tăng giảm trái chiều, trong đó Dow Jones Industrial Average lùi nhẹ 11,05 điểm (0,09%) về 12.705,41 điểm; trong khi S&P 500 tiến thêm 1,45 điểm (0,11%) lên 1.325,54 điểm và Nasdaq tăng thêm 11,41 điểm (0,40%) lên 2.859,68 điểm.
Bên kia bờ Đại Tây Dương, chứng khoán châu Âu trong cùng ngày vẫn nối dài đà tăng điểm từ phiên hôm trước (1/2) trước những số liệu về việc làm tốt hơn dự kiến tại Mỹ, cùng triển vọng về việc sáp nhập của hai công ty khai mỏ khổng lồ có trụ sở tại Thụy Sỹ là Glencore và Xstrata.
Đóng cửa phiên 2/2, cả ba chỉ số chính của châu Âu vẫn đều tăng điểm, tuy nhiên, đà tăng đã giảm nhiều so với phiên 1/2, trong đó FTSE 100 của London tăng 0,09% lên 5.796,07 điểm; CAC-40 của Paris nhích thêm 0,27% lên 3.376,66 điểm và DAX 30 của Đức tăng 0,59% lên 6.655,63 điểm./.
Giới đầu tư cũng đang chờ đợi trong lo ngại về kết quả các cuộc đàm phán cam go giữa Hy Lạp với các chủ nợ của họ về khả năng cắt giảm các khoản nợ khổng lồ của nước này. Athens cho biết họ đang tiến gần hơn đến một thỏa thuận với các chủ nợ cho giảm ít nhất là gần một nửa các khoản nợ của nước này, tức là giảm khoảng 100 tỷ euro trong núi nợ 350 tỷ euro của Hy Lạp. Tuy nhiên, Chủ tịch khối Eurozone, Jean-Claude Juncker ngày 2/2 cho biết, các cuộc đàm phán này hiện đang lâm vào thế khá khó khăn.
Tại Trung Quốc, thị trường mở cửa đã giảm ngay 0,13% do động thái chốt lời của các nhà đầu tư sau hai phiên tăng mạnh trước đó. Đà giảm ngày càng mạnh lên và về cuối phiên, chỉ số Shanghai Composite chốt phiên để mất 17,85 điểm xuống 2.330,41 điểm.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 cũng đảo chiều đi xuống ngay từ lúc mở phiên, và chốt phiên trượt giảm 44,89 điểm, tương đương bốc hơi 0,51% xuống 8.831,93 điểm. Còn tại Hong Kong, chỉ số Hang Sheng mở phiên cũng đi theo đà giảm của các sàn chủ chốt trong khu vực, khi để mất ngay 58,74 điểm, tương đương với 0,31%, xuống 20.680,71 điểm, song đến cuối phiên lại hồi phục lên 20.756,98 điểm, đảo chiều tăng thêm 17,53 điểm, tương ứng với mức tăng 0,08%.
Các thị trường lớn khác như Seoul và Sydney cũng đều giảm, với các mức giảm lần lượt là 0,60% (-11,98 điểm) và 0,39% (-16,6 điểm), xuống các mức chốt phiên tương ứng là 1.972,32 điểm và 4.251,2 điểm. Thị trường Đài Loan tăng 0,29% (+22,53 điểm) lên 7.674,99 điểm.
Đêm trước (2/2) tại Phố Wall, chứng khoán Mỹ đã không còn duy trì được bầu không khí "hừng hực" như phiên giao dịch đầu tiên của tháng 2 nữa mà đã chùng lại, biến động không đồng nhất, trong bối cảnh thị trường đón nhận thông tin lượng người đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần trước tiếp tục sụt giảm, song Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke lại cảnh báo trước Quốc hội Mỹ rằng thị trường việc làm của Mỹ vẫn còn phải trải qua một chặng đường dài để hồi phục.
Cảnh báo của ông Bernanke đã khiến các nhà đầu tư Phố Wall thận trọng hơn mặc dù trước đó họ đã rất phấn khởi đón nhận thông tin do Bộ Lao động Mỹ thông báo, theo đó cho biết lượng người đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần trước vẫn tiếp tục xu hướng sụt giảm như trong những tuần gần đây. Bên cạnh đó, giới đầu tư còn có tâm lý chờ đợi báo cáo về tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ trong tháng 1/2012, được công bố vào cuối ngày 3/2, để có những quyết định chính xác hơn.
Đóng cửa phiên ngày 2/2, ba chỉ số chính của Phố Wall tăng giảm trái chiều, trong đó Dow Jones Industrial Average lùi nhẹ 11,05 điểm (0,09%) về 12.705,41 điểm; trong khi S&P 500 tiến thêm 1,45 điểm (0,11%) lên 1.325,54 điểm và Nasdaq tăng thêm 11,41 điểm (0,40%) lên 2.859,68 điểm.
Bên kia bờ Đại Tây Dương, chứng khoán châu Âu trong cùng ngày vẫn nối dài đà tăng điểm từ phiên hôm trước (1/2) trước những số liệu về việc làm tốt hơn dự kiến tại Mỹ, cùng triển vọng về việc sáp nhập của hai công ty khai mỏ khổng lồ có trụ sở tại Thụy Sỹ là Glencore và Xstrata.
Đóng cửa phiên 2/2, cả ba chỉ số chính của châu Âu vẫn đều tăng điểm, tuy nhiên, đà tăng đã giảm nhiều so với phiên 1/2, trong đó FTSE 100 của London tăng 0,09% lên 5.796,07 điểm; CAC-40 của Paris nhích thêm 0,27% lên 3.376,66 điểm và DAX 30 của Đức tăng 0,59% lên 6.655,63 điểm./.
Thùy Chi (TTXVN/Vietnam+)