Giá dầu tăng và dự đoán về khả năng Trung Quốc sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm đối phó với lạm phát đã khiến chứng khoán châu Á không có sức bật trong phiên giao dịch ngày 25/4.
Chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản giảm 10,25 điểm, hay 0,11%, xuống 9.671,96 điểm, đứng ở ranh giới giữa khu vực tiêu cực và tích cực.
Giá cổ phiếu của Toyota, nhà sản xuất ôtô hàng đầu thế giới, giảm 0,5%, sau khi hãng thông báo sản lượng tại Nhật Bản giảm gần 63% trong tháng Ba.
Ngành công nghiệp ôtô hùng mạnh của Nhật Bản đang nỗ lực giành lại vị thế của mình sau khi trận động đất gây ra sóng thần vào tháng trước đã gây thiệt hại cho nhiều nhà cung ứng linh kiện ôtô ở khu vực Đông Bắc nước này.
Nhật Bản đã bắt đầu tập trung vào công cuộc tái thiết đất nước, với đề xuất của chính phủ trong tuần trước về khoản ngân sách đặc biệt 50 tỷ USD dành cho các nỗ lực tái thiết và kế hoạch xây dựng 100.000 căn nhà tạm cho những người sống sót. Điều này đã giúp làm tăng giá cổ phiếu của các công ty sẽ đóng vai trò chính trong nỗ lực tái thiết. Giá cổ phiếu của Mitsubishi Heavy Industries Ltd. tăng 1,3%, Nishimatsu Construction Co. Inc. tăng 0,8% và Komatsu Ltd., một trong những nhà sản xuất thiết bị hàng đầu thế giới, tăng 0,3%.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 18,18 điểm, hay 0,83%, lên 2.216 điểm trước tin lượng hàng xuất khẩu của nước này tăng hơn 7% trong quý I/2011, nhờ các điều kiện kinh tế và thương mại cải thiện. Chứng khoán Hàn Quốc đã chạm mức cao kỷ lục, khi các nhà đầu tư lại tìm thấy sự hấp dẫn của các tài sản rủi ro. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải giảm 45,57 điểm, hay 1,51%, xuống 2.964,95 điểm. Chỉ số weighted của Đài Loan giảm 18,68 điểm, hay 0,21%, xuống 8.950,75 điểm. Thị trường Australia, Hong Kong vẫn đóng cửa nghỉ lễ.
Giá dầu đã tăng lên gần 113 USD/thùng sau khi lực lượng nổi dậy tại Lybia giành được quyền kiểm soát các khu vực sản xuất dầu chủ chốt ở nước này và tuyên bố sẽ không sản xuất dầu thô trong ít nhất là một tháng khi khắc phục các mỏ dầu bị ảnh hưởng trong các cuộc xung đột. Lybia có trữ lượng dầu mỏ đã chứng minh lớn nhất châu Phi, song xuất khẩu dầu mỏ của nước này đã giảm mạnh kể từ khi các cuộc biểu tình lật đổ ông Moammar Gaddafi bắt đầu, khiến giá dầu leo lên các mức cao nhất trong hơn hai năm.
Theo báo chí Trung Quốc, lạm phát tại nước này có thể sẽ ở mức 5% trong quý II năm nay. Lạm phát vẫn được coi là mối đe dọa chính đối với đà phục hồi của kinh tế toàn cầu, khi buộc các ngân hàng trung ương ở các nền kinh tế đang nổi phải tăng lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng để làm giảm tính thanh khoản trên thị trường, một trong những nguyên nhân của tình trạng lạm phát.
Kể từ đầu năm nay, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã 4 lần nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại và 2 lần nâng lãi suất chuẩn để giảm bớt lượng tiền mặt quá dôi dư trên thị trường.
Một số nhà đầu tư "án binh bất động" để chờ đợi phản ứng của thị trường trước một số sự kiện chính trong tuần này như báo cáo lợi nhuận của các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản và cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong hai ngày 26-27/4.
Các nhà đầu tư chờ đợi cuộc họp này để biết kế hoạch của FED về việc dừng chính sách tiền tệ siêu nới lỏng. Các nhà đầu tư cũng đang theo dõi tình hình của Hy Lạp sau khi báo giới đưa tin nước này đang cân nhắc việc kéo dài thời hạn thanh toán các khoản nợ./.
Chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản giảm 10,25 điểm, hay 0,11%, xuống 9.671,96 điểm, đứng ở ranh giới giữa khu vực tiêu cực và tích cực.
Giá cổ phiếu của Toyota, nhà sản xuất ôtô hàng đầu thế giới, giảm 0,5%, sau khi hãng thông báo sản lượng tại Nhật Bản giảm gần 63% trong tháng Ba.
Ngành công nghiệp ôtô hùng mạnh của Nhật Bản đang nỗ lực giành lại vị thế của mình sau khi trận động đất gây ra sóng thần vào tháng trước đã gây thiệt hại cho nhiều nhà cung ứng linh kiện ôtô ở khu vực Đông Bắc nước này.
Nhật Bản đã bắt đầu tập trung vào công cuộc tái thiết đất nước, với đề xuất của chính phủ trong tuần trước về khoản ngân sách đặc biệt 50 tỷ USD dành cho các nỗ lực tái thiết và kế hoạch xây dựng 100.000 căn nhà tạm cho những người sống sót. Điều này đã giúp làm tăng giá cổ phiếu của các công ty sẽ đóng vai trò chính trong nỗ lực tái thiết. Giá cổ phiếu của Mitsubishi Heavy Industries Ltd. tăng 1,3%, Nishimatsu Construction Co. Inc. tăng 0,8% và Komatsu Ltd., một trong những nhà sản xuất thiết bị hàng đầu thế giới, tăng 0,3%.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 18,18 điểm, hay 0,83%, lên 2.216 điểm trước tin lượng hàng xuất khẩu của nước này tăng hơn 7% trong quý I/2011, nhờ các điều kiện kinh tế và thương mại cải thiện. Chứng khoán Hàn Quốc đã chạm mức cao kỷ lục, khi các nhà đầu tư lại tìm thấy sự hấp dẫn của các tài sản rủi ro. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải giảm 45,57 điểm, hay 1,51%, xuống 2.964,95 điểm. Chỉ số weighted của Đài Loan giảm 18,68 điểm, hay 0,21%, xuống 8.950,75 điểm. Thị trường Australia, Hong Kong vẫn đóng cửa nghỉ lễ.
Giá dầu đã tăng lên gần 113 USD/thùng sau khi lực lượng nổi dậy tại Lybia giành được quyền kiểm soát các khu vực sản xuất dầu chủ chốt ở nước này và tuyên bố sẽ không sản xuất dầu thô trong ít nhất là một tháng khi khắc phục các mỏ dầu bị ảnh hưởng trong các cuộc xung đột. Lybia có trữ lượng dầu mỏ đã chứng minh lớn nhất châu Phi, song xuất khẩu dầu mỏ của nước này đã giảm mạnh kể từ khi các cuộc biểu tình lật đổ ông Moammar Gaddafi bắt đầu, khiến giá dầu leo lên các mức cao nhất trong hơn hai năm.
Theo báo chí Trung Quốc, lạm phát tại nước này có thể sẽ ở mức 5% trong quý II năm nay. Lạm phát vẫn được coi là mối đe dọa chính đối với đà phục hồi của kinh tế toàn cầu, khi buộc các ngân hàng trung ương ở các nền kinh tế đang nổi phải tăng lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng để làm giảm tính thanh khoản trên thị trường, một trong những nguyên nhân của tình trạng lạm phát.
Kể từ đầu năm nay, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã 4 lần nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại và 2 lần nâng lãi suất chuẩn để giảm bớt lượng tiền mặt quá dôi dư trên thị trường.
Một số nhà đầu tư "án binh bất động" để chờ đợi phản ứng của thị trường trước một số sự kiện chính trong tuần này như báo cáo lợi nhuận của các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản và cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong hai ngày 26-27/4.
Các nhà đầu tư chờ đợi cuộc họp này để biết kế hoạch của FED về việc dừng chính sách tiền tệ siêu nới lỏng. Các nhà đầu tư cũng đang theo dõi tình hình của Hy Lạp sau khi báo giới đưa tin nước này đang cân nhắc việc kéo dài thời hạn thanh toán các khoản nợ./.
Lê Minh (TTXVN/Vietnam+)