Các cổ phiếu lĩnh vực tài nguyên đi lên đã giúp chứng khoán châu Á "ngoi lên" từ mức thấp nhất trong 3 tuần qua, sau khi thông tin tốt về lĩnh vực chế tạo của Mỹ đã làm tăng hy vọng của giới đầu tư về triển vọng hồi phục của kinh tế toàn cầu.
Chiều 2/2, hầu hết các sàn chứng khoán châu Á đều đi lên theo đà ghi điểm của chứng khoán phố Wall đêm trước, khi chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 118,20 điểm lên 10.185,53 điểm, một phần là nhờ công bố lợi nhuận cao của Tập đoàn dầu mỏ Exxon Mobil.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán châu Á vẫn không khỏi lo ngại về biện pháp thắt chặt tín dụng cũng như kiềm chế tăng trưởng của Trung Quốc và đây cũng là nguyên nhân khiến chứng khoán Trung Quốc đi ngược với xu hướng lên điểm chung của thị trường chứng khoán khu vực trong phiên này.
Kết thúc phiên 2/2 tại Tokyo, chỉ số Nikkei 225 tăng 166,07 điểm lên 10.371,09.điểm, theo đà tăng phiên trước của chứng khoán Phố Wall và cổ phiếu của Tập đoàn sản xuất ôtô Toyota tăng trở lại, sau khi hãng thông báo trong tuần này sẽ tiến hành khắc phục sự cố chân ga, nguyên nhân khiến hãng phải thu hồi hàng triệu xe thời gian vừa qua, làm "xói mòn" nghiêm trọng danh tiếng của "đại gia" xe hơi Nhật Bản này tại nhiều nước, đặc biệt là tại Mỹ.
Tại Hongkong, chỉ số Hang Seng tăng nhẹ 28,43 điểm lên 20.272,18 điểm vào cuối phiên. Chỉ số này lẽ ra có thể tăng mạnh nếu giới đầu tư không quá vội vã bán ra sau khi thấy cổ phiếu được giá lúc đầu phiên.
Tuy nhiên, tại thị trường chứng khoán Thượng Hải, chỉ số Shanghai Composite (bao gồm cả cổ phiếu loại A và B) giảm 6,65 điểm xuống 2.934,71 điểm, do giới đầu tư lo ngại Bắc Kinh sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ trong năm nay./.
Chiều 2/2, hầu hết các sàn chứng khoán châu Á đều đi lên theo đà ghi điểm của chứng khoán phố Wall đêm trước, khi chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 118,20 điểm lên 10.185,53 điểm, một phần là nhờ công bố lợi nhuận cao của Tập đoàn dầu mỏ Exxon Mobil.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán châu Á vẫn không khỏi lo ngại về biện pháp thắt chặt tín dụng cũng như kiềm chế tăng trưởng của Trung Quốc và đây cũng là nguyên nhân khiến chứng khoán Trung Quốc đi ngược với xu hướng lên điểm chung của thị trường chứng khoán khu vực trong phiên này.
Kết thúc phiên 2/2 tại Tokyo, chỉ số Nikkei 225 tăng 166,07 điểm lên 10.371,09.điểm, theo đà tăng phiên trước của chứng khoán Phố Wall và cổ phiếu của Tập đoàn sản xuất ôtô Toyota tăng trở lại, sau khi hãng thông báo trong tuần này sẽ tiến hành khắc phục sự cố chân ga, nguyên nhân khiến hãng phải thu hồi hàng triệu xe thời gian vừa qua, làm "xói mòn" nghiêm trọng danh tiếng của "đại gia" xe hơi Nhật Bản này tại nhiều nước, đặc biệt là tại Mỹ.
Tại Hongkong, chỉ số Hang Seng tăng nhẹ 28,43 điểm lên 20.272,18 điểm vào cuối phiên. Chỉ số này lẽ ra có thể tăng mạnh nếu giới đầu tư không quá vội vã bán ra sau khi thấy cổ phiếu được giá lúc đầu phiên.
Tuy nhiên, tại thị trường chứng khoán Thượng Hải, chỉ số Shanghai Composite (bao gồm cả cổ phiếu loại A và B) giảm 6,65 điểm xuống 2.934,71 điểm, do giới đầu tư lo ngại Bắc Kinh sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ trong năm nay./.
Trang Nhung (Vietnam+)