Không tiếp nối được đà tăng phiên trước (25/10) trên các sàn chứng khoán Âu, Mỹ, chứng khoán châu Á trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 26/10 đã đảo chiều đi xuống khi nhà đầu tư tỏ ra thận trọng trước khi số liệu về tăng trưởng GDP quý ba của Mỹ được công bố vào cuối ngày, trong khi thị trường Hong Kong lần đầu tiên lùi bước vì hoạt động chốt lời mạnh mẽ của nhà đầu tư sau 10 phiên liên tiếp đi lên trước đó.
Đóng cửa phiên 26/10, sắc đỏ bao phủ trên các bảng điện tử trong khu vực, trong đó chỉ số Shanghai Composite của sàn chứng khoán Thượng Hải (Trung Quốc) mất 1,68% (35,57 điểm) xuống 2.066,21 điểm (nhà đầu tư thất vọng về lợi nhuận kém khả quan của các công ty ngành thép Trung Quốc); Hang Seng của Hong Kong tuột 1,21% (264,66 điểm) xuống 21.545,57 điểm; Nikkei 225 của Nhật Bản trượt 1,35%, (122,14 điểm) xuống 8.933,06 điểm (do đồng yen vẫn tiếp tục yếu đi).
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc lùi mạnh 1,72% (33,07 điểm) về 1.891,43 điểm (kinh tế quý ba của Hàn Quốc tăng trưởng ở mức thấp nhất trong vòng ba năm qua); chứng khoán Australia mất 0,84% (38,1 điểm) về 4.472,04 điểm và chứng khoán Đài Loan cũng đi xuống với mức giảm khá mạnh 1,71%.
Báo cáo kết quả kinh doanh yếu kém của một số công ty Trung Quốc cũng gây sức ép lên các thị trường trong phiên cuối tuần.
Đêm trước (25/10), chứng khoán Mỹ đã đảo chiều tăng điểm nhẹ nhờ một số thông tin tích cực như lượng đơn đặt hàng lâu bền và lượng người thất nghiệp theo tuần đều được cải thiện tốt hơn dự kiến, cũng như lợi nhuận vượt dự đoán của hãng Procter & Gamble.
Theo số liệu do Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 25/10, lượng người đăng ký thất nghiệp lần đầu trong tuần trước đã giảm được 23.000 người xuống 369.000, thấp hơn mức dự kiến 375.000 người được đưa ra trước đó. Trong khi đó, lượng đơn đặt hàng lâu bền trong tháng Chín cũng tăng tới 9,9% so với tháng Tám, cao hơn mức dự kiến 8%. Các số liệu này cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới đã có những dấu hiệu được cải thiện.
Đóng cửa phiên 25/10, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều lên điểm, trong đó Dow Jones Industrial Average leo 26,34 điểm (0,20%) lên 13.103,68 điểm; S&P 500 tiến 4,22 điểm (0,30%) lên 1.412,97 điểm, và Nasdaq Composite thêm 4,42 điểm (0,15%) lên 2.986,12 điểm.
Chứng khoán châu Âu cùng ngày biến động trái chiều khi thị trường đón nhận những thông tin tốt xấu đan xen. Tại Anh, nền kinh tế nằm ngoài Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), GDP đã tăng trưởng mạnh trở lại ở mức 1,0% trong quý ba, sau khi rơi vào cuộc suy thoái lần hai vào cuối năm 2011.
Với mức tăng ngoài dự kiến trên, nước Anh đã thoát ra khỏi cuộc suy thoái kép dài nhất kể từ thập niên 50 của thế kỷ trước. Trước đó, thị trường chỉ "mơ" mức tăng này vào khoảng 0,6%.
Thị trường còn được nâng đỡ bởi hy vọng Ngân hàng trung ương Nhật Bản cùng chính phủ nước này đang chuẩn bị tung ra thêm các biện pháp kích thích kinh tế của "xứ sở Phù tang" sau những số liệu yếu kém của thương mại nước này thời gian gần đây.
Tuy nhiên, thông tin xấu là "đại gia" ngân hàng Tây Ban Nha Santander bị sụt giảm mạnh lợi nhuận.
Đóng cửa phiên 25/10, FTSE 100 của Anh hầu như không đổi, vẫn giữ ở 5.805,05 điểm; DAX 30 của Đức tăng 0,10% lên 7.200,23 điểm; trong khi CAC 40 của Pháp đổ 0,44% xuống 3.411,53 điểm./.
Đóng cửa phiên 26/10, sắc đỏ bao phủ trên các bảng điện tử trong khu vực, trong đó chỉ số Shanghai Composite của sàn chứng khoán Thượng Hải (Trung Quốc) mất 1,68% (35,57 điểm) xuống 2.066,21 điểm (nhà đầu tư thất vọng về lợi nhuận kém khả quan của các công ty ngành thép Trung Quốc); Hang Seng của Hong Kong tuột 1,21% (264,66 điểm) xuống 21.545,57 điểm; Nikkei 225 của Nhật Bản trượt 1,35%, (122,14 điểm) xuống 8.933,06 điểm (do đồng yen vẫn tiếp tục yếu đi).
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc lùi mạnh 1,72% (33,07 điểm) về 1.891,43 điểm (kinh tế quý ba của Hàn Quốc tăng trưởng ở mức thấp nhất trong vòng ba năm qua); chứng khoán Australia mất 0,84% (38,1 điểm) về 4.472,04 điểm và chứng khoán Đài Loan cũng đi xuống với mức giảm khá mạnh 1,71%.
Báo cáo kết quả kinh doanh yếu kém của một số công ty Trung Quốc cũng gây sức ép lên các thị trường trong phiên cuối tuần.
Đêm trước (25/10), chứng khoán Mỹ đã đảo chiều tăng điểm nhẹ nhờ một số thông tin tích cực như lượng đơn đặt hàng lâu bền và lượng người thất nghiệp theo tuần đều được cải thiện tốt hơn dự kiến, cũng như lợi nhuận vượt dự đoán của hãng Procter & Gamble.
Theo số liệu do Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 25/10, lượng người đăng ký thất nghiệp lần đầu trong tuần trước đã giảm được 23.000 người xuống 369.000, thấp hơn mức dự kiến 375.000 người được đưa ra trước đó. Trong khi đó, lượng đơn đặt hàng lâu bền trong tháng Chín cũng tăng tới 9,9% so với tháng Tám, cao hơn mức dự kiến 8%. Các số liệu này cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới đã có những dấu hiệu được cải thiện.
Đóng cửa phiên 25/10, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều lên điểm, trong đó Dow Jones Industrial Average leo 26,34 điểm (0,20%) lên 13.103,68 điểm; S&P 500 tiến 4,22 điểm (0,30%) lên 1.412,97 điểm, và Nasdaq Composite thêm 4,42 điểm (0,15%) lên 2.986,12 điểm.
Chứng khoán châu Âu cùng ngày biến động trái chiều khi thị trường đón nhận những thông tin tốt xấu đan xen. Tại Anh, nền kinh tế nằm ngoài Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), GDP đã tăng trưởng mạnh trở lại ở mức 1,0% trong quý ba, sau khi rơi vào cuộc suy thoái lần hai vào cuối năm 2011.
Với mức tăng ngoài dự kiến trên, nước Anh đã thoát ra khỏi cuộc suy thoái kép dài nhất kể từ thập niên 50 của thế kỷ trước. Trước đó, thị trường chỉ "mơ" mức tăng này vào khoảng 0,6%.
Thị trường còn được nâng đỡ bởi hy vọng Ngân hàng trung ương Nhật Bản cùng chính phủ nước này đang chuẩn bị tung ra thêm các biện pháp kích thích kinh tế của "xứ sở Phù tang" sau những số liệu yếu kém của thương mại nước này thời gian gần đây.
Tuy nhiên, thông tin xấu là "đại gia" ngân hàng Tây Ban Nha Santander bị sụt giảm mạnh lợi nhuận.
Đóng cửa phiên 25/10, FTSE 100 của Anh hầu như không đổi, vẫn giữ ở 5.805,05 điểm; DAX 30 của Đức tăng 0,10% lên 7.200,23 điểm; trong khi CAC 40 của Pháp đổ 0,44% xuống 3.411,53 điểm./.
Thùy Chi (TTXVN)