Chứng khoán châu Á phần lớn đỏ sàn trong phiên giao dịch 28/3 sau khi chứng kiến sự xuống dốc của các sàn chứng khoán Âu, Mỹ phiên trước (27/3).
Nỗi lo trở lại về Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cùng những bất ổn về chính trị tại Italy hiện đang là những nguyên nhân chính đẩy các thị trường chứng khoán toàn cầu; trong đó có chứng khoán châu Á, mất điểm. Cùng chiều với thị trường cổ phiếu, đồng euro phiên này cũng tiếp tục giảm so với đồng USD sau khi đã chạm xuống mức đáy 4 tháng so với đồng bạc xanh trong phiên trước (27/3).
Đóng cửa phiên 28/3, các thị trường chính trong khu vực đều phần lớn giảm điểm, trong đó Nikkei 225 của Nhật Bản mất 1,26% (157,83 điểm) xuống 12.335,96 điểm; Shanghai Composite của Thượng Hải giảm mạnh 2,82% (64,96 điểm) xuống 2.236,30 điểm, S&P/ASX 200 của Australia giảm 0,57% xuống 4.966,5 điểm; Hang Seng của Hong Kong trượt 0,74% (165,19 điểm) về 22.299,63 điểm; Weighted của vùng lãnh thổ Đài Loan giảm 0,35% còn 7.866,88 điểm.
Chứng khoán Trung Quốc "lao dốc không phanh" từ đầu phiên cho tới cuối phiên, chủ yếu do nhóm cổ phiếu ngân hàng mất giá mạnh sau báo cáo lợi nhuận không được như kỳ vọng của lĩnh vực này trong năm ngoái, cùng tuyên bố của Chính phủ Trung Quốc về các quy định mới siết chặt kiểm soát hoạt động của các ngân hàng nước này nhằm tăng tính minh bạch.
Đêm trước tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall biến động trái chiều song xu hướng giảm là chính. Mang màu đỏ đến Phố Wall phiên này là những bất ổn tại Eurozone sau khi Cộng hòa Síp triển khai việc thực thi gói giải cứu của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Mối bận tâm của thị trường không chỉ về tình hình tại Síp, mà còn vì những bất ổn chính trị tại Italy nền kinh tế lớn thứ ba của châu Âu, khi những rối ren tại đây đang trở thành mối quan ngại mới, nhất là khi tình hình có thể không sớm được giải quyết.
Đóng cửa phiên 27/3, Dow Jones Industrial Average trượt 33,49 điểm (0,23%) xuống 14.526,16 điểm; S&P 500 lùi 0,92% (0,06%) xuống 1.562,85 điểm. Chỉ có Nasdaq Composite là ngược chiều tăng 0,12% lên 3.256,52 điểm.
Diễn biến tương tự cũng diễn ra tại châu Âu khi cả ba chỉ số chính của khu vực này đều mất điểm. Đóng cửa phiên này, FTSE 100 của Anh mất 0,11% xuống 6.387,56 điểm; DAX 30 của Đức trượt 1,15% xuống 7.789,09 điểm và CAC 40 của Pháp lùi 0,99% về 3.711,64 điểm./.
Nỗi lo trở lại về Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cùng những bất ổn về chính trị tại Italy hiện đang là những nguyên nhân chính đẩy các thị trường chứng khoán toàn cầu; trong đó có chứng khoán châu Á, mất điểm. Cùng chiều với thị trường cổ phiếu, đồng euro phiên này cũng tiếp tục giảm so với đồng USD sau khi đã chạm xuống mức đáy 4 tháng so với đồng bạc xanh trong phiên trước (27/3).
Đóng cửa phiên 28/3, các thị trường chính trong khu vực đều phần lớn giảm điểm, trong đó Nikkei 225 của Nhật Bản mất 1,26% (157,83 điểm) xuống 12.335,96 điểm; Shanghai Composite của Thượng Hải giảm mạnh 2,82% (64,96 điểm) xuống 2.236,30 điểm, S&P/ASX 200 của Australia giảm 0,57% xuống 4.966,5 điểm; Hang Seng của Hong Kong trượt 0,74% (165,19 điểm) về 22.299,63 điểm; Weighted của vùng lãnh thổ Đài Loan giảm 0,35% còn 7.866,88 điểm.
Chứng khoán Trung Quốc "lao dốc không phanh" từ đầu phiên cho tới cuối phiên, chủ yếu do nhóm cổ phiếu ngân hàng mất giá mạnh sau báo cáo lợi nhuận không được như kỳ vọng của lĩnh vực này trong năm ngoái, cùng tuyên bố của Chính phủ Trung Quốc về các quy định mới siết chặt kiểm soát hoạt động của các ngân hàng nước này nhằm tăng tính minh bạch.
Đêm trước tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall biến động trái chiều song xu hướng giảm là chính. Mang màu đỏ đến Phố Wall phiên này là những bất ổn tại Eurozone sau khi Cộng hòa Síp triển khai việc thực thi gói giải cứu của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Mối bận tâm của thị trường không chỉ về tình hình tại Síp, mà còn vì những bất ổn chính trị tại Italy nền kinh tế lớn thứ ba của châu Âu, khi những rối ren tại đây đang trở thành mối quan ngại mới, nhất là khi tình hình có thể không sớm được giải quyết.
Đóng cửa phiên 27/3, Dow Jones Industrial Average trượt 33,49 điểm (0,23%) xuống 14.526,16 điểm; S&P 500 lùi 0,92% (0,06%) xuống 1.562,85 điểm. Chỉ có Nasdaq Composite là ngược chiều tăng 0,12% lên 3.256,52 điểm.
Diễn biến tương tự cũng diễn ra tại châu Âu khi cả ba chỉ số chính của khu vực này đều mất điểm. Đóng cửa phiên này, FTSE 100 của Anh mất 0,11% xuống 6.387,56 điểm; DAX 30 của Đức trượt 1,15% xuống 7.789,09 điểm và CAC 40 của Pháp lùi 0,99% về 3.711,64 điểm./.
Thùy Chi (TTXVN)