Chứng khoán châu Á đi xuống trong phiên giao dịch ngày 17/6, khi các nhà đầu tư chờ đợi kết quả cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong tuần này để biết rõ hơn về những dự định của ngân hàng này đối với chương trình mua trái phiếu.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 0,2%, sau khi tăng 1,6% trong phiên cuối tuần trước, mức tăng trong ngày lớn nhất kể từ ngày 2/1, nhưng khép lại một tuần với mức giảm 1,3%, sau khi giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9/2012 trong phiên 13/6.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản mở cửa giảm 102,15 điểm, hay 0,81%, xuống 12.584,37 điểm, sau khi chốt phiên cuối tuần trước tăng 1,9%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 7,54 điểm, hay 0,4%, lên 1.896,78 điểm.
Chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 38,14 điểm, hay 0,18%, lên 21.007,28 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 0,18%, lên 2.165,99 điểm.
Chứng khoán Australia mở cửa tăng 0,9%, sau khi tăng 2% phiên 14/6, mức tăng theo ngày lớn nhất trong 18 tháng.
Đợt bán tháo gần đây nhất tại thị trường Nhật Bản là sau khi Ngân hàng Trung ương nước này (BoJ) tuần trước đã không có hành động để ổn định thị trường trái phiếu trong nước vốn rất dễ biến động. Hoạt động bán ra đã khiến chỉ số Nikkei để mất toàn bộ số điểm đã tăng kể từ khi BoJ thông báo chương trình kích thích kinh tế vào ngày 4/4.
Phiên cuối tuần trước, Phố Wall tụt dốc khi nhà đầu tư chốt lời, dù số liệu cho thấy đà phục hồi của kinh tế Mỹ chưa đủ để FED sớm thay đổi chính sách kích thích hiện nay. Tuy nhiên, nhà đầu tư có thể vẫn e ngại rằng, tại cuộc họp trong hai ngày 18-19/6, Fed có thể điều chỉnh chương trình kích thích khi nền kinh tế đang tốt dần lên.
Barclays Capital hy vọng Fed sẽ nhắc lại điều kiện của việc rút bớt chương trình mua trái phiếu trong những tháng tới là triển vọng phục hồi ổn định của nền kinh tế.
Số liệu công bố cuối tuần trước cho thấy sản lượng công nghiệp của Mỹ trong tháng Năm không thay đổi và chỉ số lòng tin tiêu dùng bất ngờ giảm từ mức cao trong gần 6 năm hồi đầu tháng này.
Kinh tế Mỹ có thể chưa giành được động lực mạnh mẽ, song cũng không phải đối mặt với sức ép giảm phát, với chỉ số giá của nhà sản xuất tăng 0,5% trong tháng trước, so với mức dự báo 0,1%./.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 0,2%, sau khi tăng 1,6% trong phiên cuối tuần trước, mức tăng trong ngày lớn nhất kể từ ngày 2/1, nhưng khép lại một tuần với mức giảm 1,3%, sau khi giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9/2012 trong phiên 13/6.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản mở cửa giảm 102,15 điểm, hay 0,81%, xuống 12.584,37 điểm, sau khi chốt phiên cuối tuần trước tăng 1,9%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 7,54 điểm, hay 0,4%, lên 1.896,78 điểm.
Chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 38,14 điểm, hay 0,18%, lên 21.007,28 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 0,18%, lên 2.165,99 điểm.
Chứng khoán Australia mở cửa tăng 0,9%, sau khi tăng 2% phiên 14/6, mức tăng theo ngày lớn nhất trong 18 tháng.
Đợt bán tháo gần đây nhất tại thị trường Nhật Bản là sau khi Ngân hàng Trung ương nước này (BoJ) tuần trước đã không có hành động để ổn định thị trường trái phiếu trong nước vốn rất dễ biến động. Hoạt động bán ra đã khiến chỉ số Nikkei để mất toàn bộ số điểm đã tăng kể từ khi BoJ thông báo chương trình kích thích kinh tế vào ngày 4/4.
Phiên cuối tuần trước, Phố Wall tụt dốc khi nhà đầu tư chốt lời, dù số liệu cho thấy đà phục hồi của kinh tế Mỹ chưa đủ để FED sớm thay đổi chính sách kích thích hiện nay. Tuy nhiên, nhà đầu tư có thể vẫn e ngại rằng, tại cuộc họp trong hai ngày 18-19/6, Fed có thể điều chỉnh chương trình kích thích khi nền kinh tế đang tốt dần lên.
Barclays Capital hy vọng Fed sẽ nhắc lại điều kiện của việc rút bớt chương trình mua trái phiếu trong những tháng tới là triển vọng phục hồi ổn định của nền kinh tế.
Số liệu công bố cuối tuần trước cho thấy sản lượng công nghiệp của Mỹ trong tháng Năm không thay đổi và chỉ số lòng tin tiêu dùng bất ngờ giảm từ mức cao trong gần 6 năm hồi đầu tháng này.
Kinh tế Mỹ có thể chưa giành được động lực mạnh mẽ, song cũng không phải đối mặt với sức ép giảm phát, với chỉ số giá của nhà sản xuất tăng 0,5% trong tháng trước, so với mức dự báo 0,1%./.
Lê Minh (TTXVN)