Ngược với đà lên điểm nhẹ của chứng khoán Phố Wall đêm trước, chứng khoán châu Á đồng loạt "đỏ sàn" trong phiên 10/8 do có thông tin về hoạt động buôn bán của Trung Quốc giảm sút và giới đầu tư đang chờ đợi một cách lo lắng những tín hiệu từ cuộc họp chính sách của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Chỉ số Composite (bao gồm cả cổ phiếu loại A và B) tại thị trường chứng khoán Thượng Hải đã giảm tới 2% trong chiều 10/8, sau khi có số liệu cho thấy kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng Bảy đều giảm so với tháng trước đó. Điều này làm mờ triển vọng kinh tế của Trung Quốc.
Tại Hongkong, chỉ số Hang Seng giảm rất mạnh 327,99 điểm (1,5%) xuống 21.473,60 điểm.
Trong khi đó, việc giá bất động sản trong nước vẫn ở mức cao đã làm tắt niềm hy vọng về khả năng Bắc Kinh sẽ nới lỏng các biện pháp nhằm chặn đà tăng "nóng" của thị trường này.
Theo Cơ quan thống kê quốc gia Trung Quốc, trong tháng Bảy, giá nhà tại 70 thành phố lớn ở Trung Quốc tăng 10,3% so với cùng kỳ năm ngoái, song đã giảm nhẹ so với mức tăng tương ứng 11,4% hồi tháng Sáu.
Chiều cùng ngày tại Tokyo, các hoạt động giao dịch chứng khoán diễn ra khá thưa thớt trong tâm trạng lo lắng của giới đầu tư trước khi FED ra thông cáo mới về chính sách tiền tệ.
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 0,1% đúng như dự kiến của đa số giới quan sát, nhằm ủng hộ đà hồi phục kinh tế ở mức vừa phải và chống giảm phát. Kết thúc phiên, chỉ số Nikkei 225 giảm nhẹ 21,44 điểm xuống 9.551,05.
Hàng loạt các thị trường chứng khoán khác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương theo đà đi xuống, trong đó chỉ số S&P/ASX 200 tại Sydney giảm 1,18% (54,2 điểm) xuống 4.540,7 điểm, cũng do tác động của số liệu thương mại từ Trung Quốc, đối tác quan trọng của Australia, và chỉ số Kospi tại Seoul giảm 0,5% xuống 1.781,13 điểm./.
Chỉ số Composite (bao gồm cả cổ phiếu loại A và B) tại thị trường chứng khoán Thượng Hải đã giảm tới 2% trong chiều 10/8, sau khi có số liệu cho thấy kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng Bảy đều giảm so với tháng trước đó. Điều này làm mờ triển vọng kinh tế của Trung Quốc.
Tại Hongkong, chỉ số Hang Seng giảm rất mạnh 327,99 điểm (1,5%) xuống 21.473,60 điểm.
Trong khi đó, việc giá bất động sản trong nước vẫn ở mức cao đã làm tắt niềm hy vọng về khả năng Bắc Kinh sẽ nới lỏng các biện pháp nhằm chặn đà tăng "nóng" của thị trường này.
Theo Cơ quan thống kê quốc gia Trung Quốc, trong tháng Bảy, giá nhà tại 70 thành phố lớn ở Trung Quốc tăng 10,3% so với cùng kỳ năm ngoái, song đã giảm nhẹ so với mức tăng tương ứng 11,4% hồi tháng Sáu.
Chiều cùng ngày tại Tokyo, các hoạt động giao dịch chứng khoán diễn ra khá thưa thớt trong tâm trạng lo lắng của giới đầu tư trước khi FED ra thông cáo mới về chính sách tiền tệ.
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 0,1% đúng như dự kiến của đa số giới quan sát, nhằm ủng hộ đà hồi phục kinh tế ở mức vừa phải và chống giảm phát. Kết thúc phiên, chỉ số Nikkei 225 giảm nhẹ 21,44 điểm xuống 9.551,05.
Hàng loạt các thị trường chứng khoán khác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương theo đà đi xuống, trong đó chỉ số S&P/ASX 200 tại Sydney giảm 1,18% (54,2 điểm) xuống 4.540,7 điểm, cũng do tác động của số liệu thương mại từ Trung Quốc, đối tác quan trọng của Australia, và chỉ số Kospi tại Seoul giảm 0,5% xuống 1.781,13 điểm./.
Trang Nhung (TTXVN/Vietnam+)