Diễn biến của thị trường chứng khoán châu Á trong phiên giao dịch hậu Giáng sinh (ngày 26/12) khá thưa thớt, khi mà hầu hết các sàn giao dịch vẫn đóng cửa nghỉ lễ.
Tuy nhiên, lác đác vài thị trường đã mở cửa trở lại và thậm chí còn khép phiên với mức tăng ấn tượng.
Chốt phiên này, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản ghi thêm tới 150,24 điểm (1,49%), lên 10.230,36 điểm. Sự "lên dốc" của chứng khoán Nhật Bản trong vài phiên liên tiếp gần đây được hỗ trợ bởi xu hướng đi xuống của đồng yen, khi mà đồng nội tệ của Nhật Bản đã lần đầu tiên "tụt" xuống dưới mức 85 yen/USD kể từ tháng 4/2011.
Điều này có lợi cho các nhà xuất khẩu của Xứ sở hoa Anh đào bởi nó giúp hàng hóa Nhật Bản tăng thêm tính cạnh tranh.
Ngoài ra, việc tân Thủ tướng thuộc Đảng dân chủ Tự do LDP Shinzo Abe đang gây sức ép lên Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) trong việc mở rộng chương trình nới lỏng tiền tệ nhằm kích thích tăng trưởng nền kinh tế lớn thứ ba thế giới cũng góp phần tạo động lực tăng điểm cho chỉ số Nikkei.
Cũng trong phiên này, tại thị trường Seoul, chỉ số Kospi của Hàn Quốc gần như không biến động đáng kể, khi chỉ "nhích" nhẹ 0,43 điểm, lên 1.982,25 điểm.
Cùng lúc đó, tại Trung Quốc, thị trường chứng khoán Thượng Hải cũng thoát khỏi đà giảm điểm vào đầu phiên để bật tăng 5,52 điểm (0,25%), lên 2.219,13 điểm. Tuy nhiên, sức tăng còn bị hạn chế do hoạt động bán tháo chốt lời vẫn diễn ra.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đã chậm lại trong 7 quý liên tiếp tính đến quý 3/2012. Tuy nhiên, sự phục hồi gần đây của ngành chế tạo, sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ đã khiến nhiều người lạc quan về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Giới đầu tư cũng kỳ vọng vào khả năng Chính phủ Trung Quốc sẽ đưa ra các chính sách kích thích kinh tế mới trong thời gian tới./.
Tuy nhiên, lác đác vài thị trường đã mở cửa trở lại và thậm chí còn khép phiên với mức tăng ấn tượng.
Chốt phiên này, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản ghi thêm tới 150,24 điểm (1,49%), lên 10.230,36 điểm. Sự "lên dốc" của chứng khoán Nhật Bản trong vài phiên liên tiếp gần đây được hỗ trợ bởi xu hướng đi xuống của đồng yen, khi mà đồng nội tệ của Nhật Bản đã lần đầu tiên "tụt" xuống dưới mức 85 yen/USD kể từ tháng 4/2011.
Điều này có lợi cho các nhà xuất khẩu của Xứ sở hoa Anh đào bởi nó giúp hàng hóa Nhật Bản tăng thêm tính cạnh tranh.
Ngoài ra, việc tân Thủ tướng thuộc Đảng dân chủ Tự do LDP Shinzo Abe đang gây sức ép lên Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) trong việc mở rộng chương trình nới lỏng tiền tệ nhằm kích thích tăng trưởng nền kinh tế lớn thứ ba thế giới cũng góp phần tạo động lực tăng điểm cho chỉ số Nikkei.
Cũng trong phiên này, tại thị trường Seoul, chỉ số Kospi của Hàn Quốc gần như không biến động đáng kể, khi chỉ "nhích" nhẹ 0,43 điểm, lên 1.982,25 điểm.
Cùng lúc đó, tại Trung Quốc, thị trường chứng khoán Thượng Hải cũng thoát khỏi đà giảm điểm vào đầu phiên để bật tăng 5,52 điểm (0,25%), lên 2.219,13 điểm. Tuy nhiên, sức tăng còn bị hạn chế do hoạt động bán tháo chốt lời vẫn diễn ra.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đã chậm lại trong 7 quý liên tiếp tính đến quý 3/2012. Tuy nhiên, sự phục hồi gần đây của ngành chế tạo, sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ đã khiến nhiều người lạc quan về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Giới đầu tư cũng kỳ vọng vào khả năng Chính phủ Trung Quốc sẽ đưa ra các chính sách kích thích kinh tế mới trong thời gian tới./.
Minh Trang (TTXVN)