Chứng khoán châu Á kéo dài chuỗi tăng điểm trong phiên giao dịch mở cửa ngày 30/7, nhờ hy vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ tiến hành các biện pháp mới nhằm chống đỡ nền kinh tế vẫn chưa có được nền tảng vững chắc.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) tăng 0,5%, sau khi tăng tới 2,2% trong ngày 27/7, mức tăng theo ngày lớn nhất trong một tháng.
Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 5,06 điểm, hay 0,24%, lên 2.133,83 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 19,08 điểm, hay 1,04%, lên 1.848,24 điểm.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 92,19 điểm, hay 1,08%, lên 8.658,83 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 217,95 điểm, hay 1,13%, lên 19.492,91 điểm.
Thị trường lấy lại được lòng tin sau đợt báo tháo gần đây là nhờ cam kết cuối tuần qua của Chủ tịch ECB Mario Draghi rằng, ông sẽ làm tất cả những gì cần thiết để bảo vệ đồng euro.
Cam kết này khiến các thị trường hy vọng tại cuộc họp ngày 2/8 tới ECB sẽ hành động để làm giảm căng thẳng trên các thị trường trái phiếu của Tây Ban Nha cũng như các nước đang có mức nợ lớn khác, khi các mức lãi suất tăng vọt đang đe dọa làm hỏng những nỗ lực củng cố nền tảng tài chính của các nước này.
Hiện vẫn chưa có gì chắc chắn về hành động cụ thể ở châu Âu, mặc dù các quan chức đang nói về tính khẩn thiết của việc trấn an các thị trường trong lúc lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Tây Ban Nha đã vọt lên mức kỷ lục 7,78% trong tuần trước, còn Hy Lạp tiếp tục tìm cách thuyết phục các chủ nợ về các kế hoạch cắt giảm nợ.
Giới phân tích cho rằng, vấn đề là các thống đốc ngân hàng trung ương không có khả năng làm bất cứ điều gì được cho là cần thiết để cứu đồng euro như họ đã cam kết.
Trong khi đó, FED sẽ họp trong hai ngày 31/7-1/8 và đang có nhiều dự đoán rằng, FED có thể có thêm hành động để thúc đẩy đà phục hồi của nền kinh tế, sau khi các số liệu cho thấy kinh tế nước này chỉ tăng trưởng 1,5% trong quý II, tốc độ chậm nhất kể từ quý III/2011.
Giới phân tích cho rằng, đây là mức đủ yếu để FED tiếp tục thực hiện cam kết duy trì lãi suất cho vay qua đêm ở mức gần 0% trong giai đoạn dài chưa từng có. Tuy nhiên, chất xúc tác thực sự đối với hành động của FED đến từ số liệu gần đây nhất cho thấy nguy cơ kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng 0,5% trong quý III và tiến tới gần tình trạng suy thoái trong quý I/2013./.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) tăng 0,5%, sau khi tăng tới 2,2% trong ngày 27/7, mức tăng theo ngày lớn nhất trong một tháng.
Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 5,06 điểm, hay 0,24%, lên 2.133,83 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 19,08 điểm, hay 1,04%, lên 1.848,24 điểm.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 92,19 điểm, hay 1,08%, lên 8.658,83 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 217,95 điểm, hay 1,13%, lên 19.492,91 điểm.
Thị trường lấy lại được lòng tin sau đợt báo tháo gần đây là nhờ cam kết cuối tuần qua của Chủ tịch ECB Mario Draghi rằng, ông sẽ làm tất cả những gì cần thiết để bảo vệ đồng euro.
Cam kết này khiến các thị trường hy vọng tại cuộc họp ngày 2/8 tới ECB sẽ hành động để làm giảm căng thẳng trên các thị trường trái phiếu của Tây Ban Nha cũng như các nước đang có mức nợ lớn khác, khi các mức lãi suất tăng vọt đang đe dọa làm hỏng những nỗ lực củng cố nền tảng tài chính của các nước này.
Hiện vẫn chưa có gì chắc chắn về hành động cụ thể ở châu Âu, mặc dù các quan chức đang nói về tính khẩn thiết của việc trấn an các thị trường trong lúc lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Tây Ban Nha đã vọt lên mức kỷ lục 7,78% trong tuần trước, còn Hy Lạp tiếp tục tìm cách thuyết phục các chủ nợ về các kế hoạch cắt giảm nợ.
Giới phân tích cho rằng, vấn đề là các thống đốc ngân hàng trung ương không có khả năng làm bất cứ điều gì được cho là cần thiết để cứu đồng euro như họ đã cam kết.
Trong khi đó, FED sẽ họp trong hai ngày 31/7-1/8 và đang có nhiều dự đoán rằng, FED có thể có thêm hành động để thúc đẩy đà phục hồi của nền kinh tế, sau khi các số liệu cho thấy kinh tế nước này chỉ tăng trưởng 1,5% trong quý II, tốc độ chậm nhất kể từ quý III/2011.
Giới phân tích cho rằng, đây là mức đủ yếu để FED tiếp tục thực hiện cam kết duy trì lãi suất cho vay qua đêm ở mức gần 0% trong giai đoạn dài chưa từng có. Tuy nhiên, chất xúc tác thực sự đối với hành động của FED đến từ số liệu gần đây nhất cho thấy nguy cơ kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng 0,5% trong quý III và tiến tới gần tình trạng suy thoái trong quý I/2013./.
Lê Minh (TTXVN)