Sau khi tăng nhẹ tại Mỹ và tăng, giảm đan xen trên các thị trường châu Âu trong phiên 8/2, thị trường chứng khoán châu Á mở cửa phiên ngày 9/2 đã quay đầu đi xuống.
Tại Trung Quốc, thị trường mở cửa giảm nhẹ 0,08% sau khi các số liệu mới nhất cho thấy lạm phát tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã "nhảy vọt" lên mức 4,5% trong tháng 1/2012, mức cao nhất trong vòng 3 tháng trở lại đây.
Theo Chen Wei, chuyên gia phân tích thuộc Công ty chứng khoán China Minzu Securities, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) luôn có tác động xấu lên thị trường chứng khoán. Lạm phát tiếp tục cao đồng nghĩa với việc chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục được siết chặt, và đây rõ ràng là "khắc tinh" của thị trường chứng khoán. Chỉ số Shanghai Composite hiện đang để mất 1,80 điểm lùi về 2.345,73 điểm.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 cũng mất điểm ngay từ lúc mở phiên, khi giảm 33,39 điểm, tương đương giảm 0,37% xuống 8.982,20 điểm, chủ yếu do các nhà đầu tư chốt lời sau khi chỉ số này vào lúc đóng cửa phiên hôm trước (8/2) đã lần đầu tiên trong 3 tháng qua vượt được lên trên ngưỡng 9.000 điểm.
Xu hướng giảm cũng bao phủ thị trường Hong Kong ngay từ lúc mở phiên khi chỉ số Hang Seng mở cửa để mất ngay 227,46 điểm, tương đương giảm 1,08% xuống 20.791 điểm.
Đêm trước (8/2) tại Phố Wall, chứng khoán Mỹ vẫn duy trì được đà tăng nhẹ, mặc dù các nhà đầu tư đang thận trọng chờ đợi kết quả cuối cùng của các cuộc đàm phán tại Hy Lạp nhằm ngăn chặn khả năng vỡ nợ của quốc gia "chúa chổm" này.
Tình trạng đi ngang hầu như kéo dài suốt phiên giao dịch ngày 8/2 trên Phố Wall khi các nhà đầu tư chưa vội "xuống tiền" trong bối cảnh các nhà đàm phán Hy Lạp vẫn đang nỗ lực tiến tới đạt được tất cả các thỏa thuận.
Đóng cửa phiên ngày 8/2, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều tăng nhẹ, trong đó Dow Jones Industrial Average tiến thêm 5,75 điểm (+0,22%) lên 12.883,95 điểm; trong khi S&P 500 ghi thêm 2,91 điểm (+0,22%) lên 1.349,96 điểm còn Nasdaq tăng thêm 11,78 điểm (+0,41%) lên 2.915,86 điểm.
Bên kia bờ Đại Tây Dương, chứng khoán châu Âu cùng ngày tăng giảm trái chiều trên các thị trường lớn trong khu vực trong bối cảnh các nhà đầu tư một mặt hy vọng Hy Lạp rốt cuộc có thể sẽ đạt được một thỏa thuận cuối cùng với các nhà cho vay để tránh khỏi khả năng vỡ nợ trong gang tấc, mặt khác, vẫn lo ngại rằng các bên liên quan sẽ không đạt được thỏa thuận cuối cùng.
Đóng cửa phiên 8/2, ba chỉ số chính của châu Âu biến động trái chiều, trong đó FTSE 100 của London giảm 0,24% xuống 5.875,93 điểm; CAC-40 của Paris hầu như không đổi khi vẫn đứng ở mức 3.410 điểm và DAX 30 của Đức lùi 0,08% xuống 6.748,76 điểm.
Tuy nhiên, ba thị trường lớn khác trong khu vực là Milan, Madrid và Lisbon lại xanh ngắt, với thị trường Lisbon tiến thêm 1,9% sau khi đã có lúc trong phiên còn tăng mạnh đến 3%./.
Tại Trung Quốc, thị trường mở cửa giảm nhẹ 0,08% sau khi các số liệu mới nhất cho thấy lạm phát tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã "nhảy vọt" lên mức 4,5% trong tháng 1/2012, mức cao nhất trong vòng 3 tháng trở lại đây.
Theo Chen Wei, chuyên gia phân tích thuộc Công ty chứng khoán China Minzu Securities, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) luôn có tác động xấu lên thị trường chứng khoán. Lạm phát tiếp tục cao đồng nghĩa với việc chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục được siết chặt, và đây rõ ràng là "khắc tinh" của thị trường chứng khoán. Chỉ số Shanghai Composite hiện đang để mất 1,80 điểm lùi về 2.345,73 điểm.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 cũng mất điểm ngay từ lúc mở phiên, khi giảm 33,39 điểm, tương đương giảm 0,37% xuống 8.982,20 điểm, chủ yếu do các nhà đầu tư chốt lời sau khi chỉ số này vào lúc đóng cửa phiên hôm trước (8/2) đã lần đầu tiên trong 3 tháng qua vượt được lên trên ngưỡng 9.000 điểm.
Xu hướng giảm cũng bao phủ thị trường Hong Kong ngay từ lúc mở phiên khi chỉ số Hang Seng mở cửa để mất ngay 227,46 điểm, tương đương giảm 1,08% xuống 20.791 điểm.
Đêm trước (8/2) tại Phố Wall, chứng khoán Mỹ vẫn duy trì được đà tăng nhẹ, mặc dù các nhà đầu tư đang thận trọng chờ đợi kết quả cuối cùng của các cuộc đàm phán tại Hy Lạp nhằm ngăn chặn khả năng vỡ nợ của quốc gia "chúa chổm" này.
Tình trạng đi ngang hầu như kéo dài suốt phiên giao dịch ngày 8/2 trên Phố Wall khi các nhà đầu tư chưa vội "xuống tiền" trong bối cảnh các nhà đàm phán Hy Lạp vẫn đang nỗ lực tiến tới đạt được tất cả các thỏa thuận.
Đóng cửa phiên ngày 8/2, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều tăng nhẹ, trong đó Dow Jones Industrial Average tiến thêm 5,75 điểm (+0,22%) lên 12.883,95 điểm; trong khi S&P 500 ghi thêm 2,91 điểm (+0,22%) lên 1.349,96 điểm còn Nasdaq tăng thêm 11,78 điểm (+0,41%) lên 2.915,86 điểm.
Bên kia bờ Đại Tây Dương, chứng khoán châu Âu cùng ngày tăng giảm trái chiều trên các thị trường lớn trong khu vực trong bối cảnh các nhà đầu tư một mặt hy vọng Hy Lạp rốt cuộc có thể sẽ đạt được một thỏa thuận cuối cùng với các nhà cho vay để tránh khỏi khả năng vỡ nợ trong gang tấc, mặt khác, vẫn lo ngại rằng các bên liên quan sẽ không đạt được thỏa thuận cuối cùng.
Đóng cửa phiên 8/2, ba chỉ số chính của châu Âu biến động trái chiều, trong đó FTSE 100 của London giảm 0,24% xuống 5.875,93 điểm; CAC-40 của Paris hầu như không đổi khi vẫn đứng ở mức 3.410 điểm và DAX 30 của Đức lùi 0,08% xuống 6.748,76 điểm.
Tuy nhiên, ba thị trường lớn khác trong khu vực là Milan, Madrid và Lisbon lại xanh ngắt, với thị trường Lisbon tiến thêm 1,9% sau khi đã có lúc trong phiên còn tăng mạnh đến 3%./.
Thùy Chi (TTXVN/Vietnam+)