Các thị trường chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ trong phiên giao dịch ngày 22/2, do giới đầu tư lo sợ về cuộc khủng hoảng ở Libya mà chuyển sang các tài sản có độ an toàn cao, như trái phiếu chính phủ và vàng.
Chỉ số chứng khoán MSCI của khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) phiên này giảm khoảng 1,8%.
Hiện nay, các thị trường đang chao đảo do những bất ổn ở Libya và khả năng lan rộng sang các nước thành viên khác trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), nhất là Arập Xêút và Kuwait.
Yinxi Yu, nhà phân tích hàng hóa thuộc ngân hàng Barclays Capital, cho biết các thị trường đang rất lo ngại về những tin tức về tình hình bạo lực ở Libya, nơi mà làn sóng biểu tình trên các đường phố vẫn đang tiếp diễn, với các cuộc nã súng đang làm rung chuyển thủ đô Tripoli.
Tình trạng bất ổn chính trị này đang ảnh hưởng tới cổ phiếu của các công ty dễ bị tổn thương trước việc giá dầu tăng cao, như hàng không, với cổ phiếu của Korean Air Lines Co. đã giảm 9,3%, trong khi cổ phiếu của hãng đối thủ Asiana Airlines cũng giảm 9,4%.
Tại Hong Kong, cổ phiếu của Cathay Pacific Airways giảm 4,7%; China Eastern Airlines Corp. giảm 5% và China Southern Airlines Co. giảm 6,7%.
Tại thị trường chứng khoán Nhật Bản, sau 7 phiên tăng điểm liên tiếp, ngày 22/2, chỉ số Nikkei-225 đã bị mất đỉnh cao nhất trong 9 tháng rưỡi, với việc giảm 192,83 điểm (1,78%) xuống 10.664,70 điểm, do tình trạng rối loạn tại Trung Đông có thể đã gây ra những tác động trung hạn đối với thị trường chứng khoán Nhật Bản.
Yumi Nishimura, phó Tổng Giám đốc công ty chứng khoán Daiwa Securities Capital Markets, cho biết những căng thẳng chính trị leo thang hiện nay đang làm xuất hiện tâm lý đề phòng rủi ro trong giới giao dịch và nó cũng đang thổi bùng những lo ngại về khả năng nhu cầu mua vào đồng yen tăng cao, điều vốn rất bất lợi đối với các nhà xuất khẩu Nhật Bản.
Thêm vào đó, thị trường chứng khoán Nhật Bản còn chịu áp lực từ việc tổ chức Moody's hạ mức xếp hạng triển vọng trái phiếu chính phủ của nước này từ mức "ổn định" xuống "xấu," do lo ngại rằng chính sách hiện nay chưa đủ để giải quyết các khoản nợ công khổng lồ.
Tuy vậy, Takeshi Shibasaki, trưởng ban phân tích tài chính của công ty chứng khoán Mizuho Securities, cho biết thị trường không chịu nhiều tác động từ quyết định này, vì trước đó Standard and Poor's đã hạ mức xếp hạng tín dụng của Nhật Bản, cho nên người ta vốn đã cho rằng Moody's sẽ làm gì đó.
Hiroaki Osakabe, nhà quản lý quỹ của Chibagin Asset Management, cho rằng thị trường có thể đang trong quá trình điều chỉnh nhưng đây sẽ không phải là một đợt giảm điểm mạnh.
Nếu tình hình ở Trung Đông xấu đi và các thị trường ở Phố Wall giảm hơn nữa, chỉ số Nikkei có thể theo đà đi xuống và rơi xuống ngưỡng trung bình của 25 phiên (tức 10.548,67 điểm).
Tuy nhiên, theo ông Osakabe, đến lúc đó, thị trường sẽ lại tạo được đà đi lên trước những hy vọng về sự phục hồi của kinh tế toàn cầu và giới đầu tư tiếp tục chuyển vốn từ các thị trường đang nổi sang các nền kinh tế phát triển.
Tại thị trường chứng khoán Hong Kong, những lo ngại về tình trạng căng thẳng ở Libya cũng đẩy chỉ số Hang Seng giảm 494,61 điểm (2,11%) xuống 22.990,81 điểm. Còn tại thị trường chứng khoán Thượng Hải, chỉ số Shanghai Composite bị mất 76,73 điểm (2,62%) xuống 2.855,52 điểm do tính thanh khoản giảm, trong bối cảnh giới đầu tư ồ ạt rút vốn một ngày trước khi Sinopec tiến hành đợt phát hành quy mô lớn các cổ phiếu có khả năng chuyển đổi.
Cùng ngày, thị trường chứng khoán New Zealand cũng diễn ra làn sóng bán tháo, với chỉ số tiêu chuẩn giảm 0,9% xuống 3.351,1 điểm, sau khi thành phố Christchurch bị rung chuyển bởi trận động đất mạnh, làm 65 bị thiệt mạng, làm đổ sụp nhiều nhà cao tầng và gây hỏa hoạn.
Các thị trường chứng khoán khác trong khu vực, như Australia, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc đều giảm điểm./.
Chỉ số chứng khoán MSCI của khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) phiên này giảm khoảng 1,8%.
Hiện nay, các thị trường đang chao đảo do những bất ổn ở Libya và khả năng lan rộng sang các nước thành viên khác trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), nhất là Arập Xêút và Kuwait.
Yinxi Yu, nhà phân tích hàng hóa thuộc ngân hàng Barclays Capital, cho biết các thị trường đang rất lo ngại về những tin tức về tình hình bạo lực ở Libya, nơi mà làn sóng biểu tình trên các đường phố vẫn đang tiếp diễn, với các cuộc nã súng đang làm rung chuyển thủ đô Tripoli.
Tình trạng bất ổn chính trị này đang ảnh hưởng tới cổ phiếu của các công ty dễ bị tổn thương trước việc giá dầu tăng cao, như hàng không, với cổ phiếu của Korean Air Lines Co. đã giảm 9,3%, trong khi cổ phiếu của hãng đối thủ Asiana Airlines cũng giảm 9,4%.
Tại Hong Kong, cổ phiếu của Cathay Pacific Airways giảm 4,7%; China Eastern Airlines Corp. giảm 5% và China Southern Airlines Co. giảm 6,7%.
Tại thị trường chứng khoán Nhật Bản, sau 7 phiên tăng điểm liên tiếp, ngày 22/2, chỉ số Nikkei-225 đã bị mất đỉnh cao nhất trong 9 tháng rưỡi, với việc giảm 192,83 điểm (1,78%) xuống 10.664,70 điểm, do tình trạng rối loạn tại Trung Đông có thể đã gây ra những tác động trung hạn đối với thị trường chứng khoán Nhật Bản.
Yumi Nishimura, phó Tổng Giám đốc công ty chứng khoán Daiwa Securities Capital Markets, cho biết những căng thẳng chính trị leo thang hiện nay đang làm xuất hiện tâm lý đề phòng rủi ro trong giới giao dịch và nó cũng đang thổi bùng những lo ngại về khả năng nhu cầu mua vào đồng yen tăng cao, điều vốn rất bất lợi đối với các nhà xuất khẩu Nhật Bản.
Thêm vào đó, thị trường chứng khoán Nhật Bản còn chịu áp lực từ việc tổ chức Moody's hạ mức xếp hạng triển vọng trái phiếu chính phủ của nước này từ mức "ổn định" xuống "xấu," do lo ngại rằng chính sách hiện nay chưa đủ để giải quyết các khoản nợ công khổng lồ.
Tuy vậy, Takeshi Shibasaki, trưởng ban phân tích tài chính của công ty chứng khoán Mizuho Securities, cho biết thị trường không chịu nhiều tác động từ quyết định này, vì trước đó Standard and Poor's đã hạ mức xếp hạng tín dụng của Nhật Bản, cho nên người ta vốn đã cho rằng Moody's sẽ làm gì đó.
Hiroaki Osakabe, nhà quản lý quỹ của Chibagin Asset Management, cho rằng thị trường có thể đang trong quá trình điều chỉnh nhưng đây sẽ không phải là một đợt giảm điểm mạnh.
Nếu tình hình ở Trung Đông xấu đi và các thị trường ở Phố Wall giảm hơn nữa, chỉ số Nikkei có thể theo đà đi xuống và rơi xuống ngưỡng trung bình của 25 phiên (tức 10.548,67 điểm).
Tuy nhiên, theo ông Osakabe, đến lúc đó, thị trường sẽ lại tạo được đà đi lên trước những hy vọng về sự phục hồi của kinh tế toàn cầu và giới đầu tư tiếp tục chuyển vốn từ các thị trường đang nổi sang các nền kinh tế phát triển.
Tại thị trường chứng khoán Hong Kong, những lo ngại về tình trạng căng thẳng ở Libya cũng đẩy chỉ số Hang Seng giảm 494,61 điểm (2,11%) xuống 22.990,81 điểm. Còn tại thị trường chứng khoán Thượng Hải, chỉ số Shanghai Composite bị mất 76,73 điểm (2,62%) xuống 2.855,52 điểm do tính thanh khoản giảm, trong bối cảnh giới đầu tư ồ ạt rút vốn một ngày trước khi Sinopec tiến hành đợt phát hành quy mô lớn các cổ phiếu có khả năng chuyển đổi.
Cùng ngày, thị trường chứng khoán New Zealand cũng diễn ra làn sóng bán tháo, với chỉ số tiêu chuẩn giảm 0,9% xuống 3.351,1 điểm, sau khi thành phố Christchurch bị rung chuyển bởi trận động đất mạnh, làm 65 bị thiệt mạng, làm đổ sụp nhiều nhà cao tầng và gây hỏa hoạn.
Các thị trường chứng khoán khác trong khu vực, như Australia, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc đều giảm điểm./.
Phương Thảo (TTXVN/Vietnam+)