Các thị trường chứng khoán châu Á hầu hết tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 11/11 song các mức tăng không lớn, trong bối cảnh giới đầu tư đang dồn sự chú ý tới Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 20 nền kinh tế giàu và đang nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra trong hai ngày 11-12/11 tại Seoul (Hàn Quốc).
Trong phiên này, chỉ số chứng khoán MSCI của khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) không giữ được đà tăng vào đầu phiên và chốt phiên không đổi so với phiên trước.
Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hàn Quốc trong các ngày 11-12/11 và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương diễn ra tại Nhật Bản cuối tuần này đang là tâm điểm chú ý của các nhà đầu tư.
Những căng thẳng xung quanh vấn đề tiền tệ và mất cân bằng thương mại là chủ đề chính của hai sự kiện quan trọng này, trong bối cảnh bước đi của Mỹ nhằm bơm thêm 600 tỷ USD vào nền kinh tế đang èo uột của nước này, cũng như gây sức ép làm giảm giá đồng bạc xanh, đang dấy lên những "bức xúc" tại các nền kinh tế dựa vào xuất khẩu, từ Trung Quốc cho tới Đức.
Giới đầu tư đang chờ xem liệu các nhà lãnh đạo G20 có thể đi đến một thỏa thuận nhằm loại bỏ những mất cân bằng về thương mại và tiền tệ trên toàn cầu hay không.
Thị trường chứng khoán Tokyo phiên này nằm trong xu hướng tăng điểm, theo sau đợt giảm giá gần đây của đồng yen cùng với việc lợi nhuận của các doanh nghiệp tăng mạnh. Tuy nhiên, các hoạt động bán chốt lời và kỹ thuật khiến thị trường không thể có cuộc bứt phá lên trên ngưỡng 10.000 điểm.
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Nikkei-225 tăng 30,94 điểm (0,31%) lên 9.861,46 điểm - mức cao nhất kể từ ngày 24/6. Như vậy, kể từ đầu tháng đến nay, thị trường chứng khoán Nhật Bản đã tăng 7,4%, cao hơn mức 3% của thị trường chứng khoán Mỹ, và gần 2% của thị trường chứng khoán châu Âu.
Giới đầu tư vẫn tỏ ra thận trọng trong việc đẩy chỉ số Nikkei lên cao hơn theo sau đợt tăng điểm nhanh vừa qua và sau khi cổ phiếu của Cisco Systems giảm 13% do triển vọng doanh thu ảm đạm, dấy lên những lo ngại về việc cổ phiếu của các công ty Mỹ có thể sẽ bị mất giá.
Mitsushige Akino, Trưởng ban quản lý quỹ của Công ty Ichiyoshi Investment Management, cho biết thị trường chứng khoán Nhật Bản vẫn mạnh, nhưng tốc độ tăng vừa qua quá nhanh, khiến một số nhà đầu tư e ngại không muốn bỏ thêm tiền vào thị trường.
Ông Akino nhận định đồng USD đang tăng giá so với đồng yen đang mang lại sự hỗ trợ cho thị trường chứng khoán Nhật Bản, nhưng đồng USD cần phải tăng lên trên 83 en mới đủ lực để đẩy chỉ số Nikkei lên trên ngưỡng 10.000 điểm.
Tại thị trường chứng khoán Thượng Hải, chỉ số Shanghai Composite tăng 32,38 điểm (1,04%) lên 3.147,74 điểm - mức cao nhất trong bảy tháng, nhờ cổ phiếu của các công ty kim loại và than đá tăng mạnh trước khả năng giá cả các mặt hàng này sẽ tăng cao. Còn tại thị trường chứng khoán Hongkong, chỉ số Hang Seng cũng theo đà, tăng thêm 199,69 điểm (0,82%) lên 24.700,30 điểm.
Chỉ số S&P/ASX 200 của thị trường chứng khoán Sydney phiên này cũng tăng 28,8 điểm (0,61%) lên 4.728,60 điểm; chỉ số chứng khoán tiêu chuẩn của thị trường chứng khoán Singapore tăng 0,3% lên 3.299,57 điểm.
Trong khi đó, các thị trường chứng khoán nhỏ hơn trong khu vực lại đi ngược xu hướng. Chỉ số KOSPI của thị trường chứng khoán Seoul giảm 53,12 điểm (2,7%) xuống 1.914,73 điểm; chỉ số Weighted của thị trường chứng khoán Đài Bắc giảm 13,68 điểm (0,16%) xuống 8.436,95 điểm.
Các thị trường chứng khoán khác như Indonesia, Philippines và Malaysia cũng đi xuống./.
Trong phiên này, chỉ số chứng khoán MSCI của khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) không giữ được đà tăng vào đầu phiên và chốt phiên không đổi so với phiên trước.
Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hàn Quốc trong các ngày 11-12/11 và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương diễn ra tại Nhật Bản cuối tuần này đang là tâm điểm chú ý của các nhà đầu tư.
Những căng thẳng xung quanh vấn đề tiền tệ và mất cân bằng thương mại là chủ đề chính của hai sự kiện quan trọng này, trong bối cảnh bước đi của Mỹ nhằm bơm thêm 600 tỷ USD vào nền kinh tế đang èo uột của nước này, cũng như gây sức ép làm giảm giá đồng bạc xanh, đang dấy lên những "bức xúc" tại các nền kinh tế dựa vào xuất khẩu, từ Trung Quốc cho tới Đức.
Giới đầu tư đang chờ xem liệu các nhà lãnh đạo G20 có thể đi đến một thỏa thuận nhằm loại bỏ những mất cân bằng về thương mại và tiền tệ trên toàn cầu hay không.
Thị trường chứng khoán Tokyo phiên này nằm trong xu hướng tăng điểm, theo sau đợt giảm giá gần đây của đồng yen cùng với việc lợi nhuận của các doanh nghiệp tăng mạnh. Tuy nhiên, các hoạt động bán chốt lời và kỹ thuật khiến thị trường không thể có cuộc bứt phá lên trên ngưỡng 10.000 điểm.
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Nikkei-225 tăng 30,94 điểm (0,31%) lên 9.861,46 điểm - mức cao nhất kể từ ngày 24/6. Như vậy, kể từ đầu tháng đến nay, thị trường chứng khoán Nhật Bản đã tăng 7,4%, cao hơn mức 3% của thị trường chứng khoán Mỹ, và gần 2% của thị trường chứng khoán châu Âu.
Giới đầu tư vẫn tỏ ra thận trọng trong việc đẩy chỉ số Nikkei lên cao hơn theo sau đợt tăng điểm nhanh vừa qua và sau khi cổ phiếu của Cisco Systems giảm 13% do triển vọng doanh thu ảm đạm, dấy lên những lo ngại về việc cổ phiếu của các công ty Mỹ có thể sẽ bị mất giá.
Mitsushige Akino, Trưởng ban quản lý quỹ của Công ty Ichiyoshi Investment Management, cho biết thị trường chứng khoán Nhật Bản vẫn mạnh, nhưng tốc độ tăng vừa qua quá nhanh, khiến một số nhà đầu tư e ngại không muốn bỏ thêm tiền vào thị trường.
Ông Akino nhận định đồng USD đang tăng giá so với đồng yen đang mang lại sự hỗ trợ cho thị trường chứng khoán Nhật Bản, nhưng đồng USD cần phải tăng lên trên 83 en mới đủ lực để đẩy chỉ số Nikkei lên trên ngưỡng 10.000 điểm.
Tại thị trường chứng khoán Thượng Hải, chỉ số Shanghai Composite tăng 32,38 điểm (1,04%) lên 3.147,74 điểm - mức cao nhất trong bảy tháng, nhờ cổ phiếu của các công ty kim loại và than đá tăng mạnh trước khả năng giá cả các mặt hàng này sẽ tăng cao. Còn tại thị trường chứng khoán Hongkong, chỉ số Hang Seng cũng theo đà, tăng thêm 199,69 điểm (0,82%) lên 24.700,30 điểm.
Chỉ số S&P/ASX 200 của thị trường chứng khoán Sydney phiên này cũng tăng 28,8 điểm (0,61%) lên 4.728,60 điểm; chỉ số chứng khoán tiêu chuẩn của thị trường chứng khoán Singapore tăng 0,3% lên 3.299,57 điểm.
Trong khi đó, các thị trường chứng khoán nhỏ hơn trong khu vực lại đi ngược xu hướng. Chỉ số KOSPI của thị trường chứng khoán Seoul giảm 53,12 điểm (2,7%) xuống 1.914,73 điểm; chỉ số Weighted của thị trường chứng khoán Đài Bắc giảm 13,68 điểm (0,16%) xuống 8.436,95 điểm.
Các thị trường chứng khoán khác như Indonesia, Philippines và Malaysia cũng đi xuống./.
Phương Thảo (TTXVN/Vietnam+)