Tiếp nối màu đỏ trên các thị trường Âu, Mỹ trong phiên 22/2, chứng khoán châu Á mở màn phiên ngày 23/2 cũng phần lớn chìm trong sắc đỏ.
Nhấn chìm các thị trường trong hai phiên hôm qua và hôm nay là những số liệu kinh tế yếu kém mới được công bố từ khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), qua đó làm dấy lại những lo ngại trong giới đầu tư về khả năng khu vực này nói riêng và châu Âu nói chung, có thể rơi vào suy thoái.
Đóng cửa phiên 23/2, hầu như tất cả các thị trường chính trong khu vực vẫn tiếp tục giảm điểm. Tuy nhiên, hai thị trường lớn là Nhật Bản và Trung Quốc lại quay đầu tăng điểm so với phiên sáng.
Chỉ số Nikkei 225 tăng 41,57 điểm lên 9.595,57 điểm và đang hướng tới ngưỡng 9.800 điểm trong ngắn hạn, do đồng yên tiếp tục sụt giảm, giúp các nhà giao dịch tin tưởng rằng, các doanh nghiệp xuất khẩu Nhật sẽ phục hồi và hưởng lợi nhờ đồng yên yếu đi.
Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite vào cuối phiên cũng đảo chiều đi lên và đóng cửa tăng nhẹ 5,96 điểm (0,25%) lên 2.409,55 điểm.
Nhà đầu tư Trung Quốc tuy vẫn lo ngại về tốc độ tăng trưởng chậm lại tại nước này, song lại được hậu thuẫn bởi việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc vừa cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại - động thái mới nhất cho thấy đã có sự nới lỏng trong chính sách tiền tệ. Rõ ràng, đây là tín hiệu tốt đối với thị trường chứng khoán.
Còn tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng vẫn kéo dài đà giảm điểm từ phiên sáng và đóng cửa để mất 168,29 điểm, tương đương 0,78% xuống 21.380,99 điểm. Các thị trường khác như Australia, Đài Loan, New Zealand, cũng đều đi xuống, với các mức giảm lần lượt là 0,16%; 0,80% và 0,15%.
Sự đi xuống của các thị trường chứng khoán phiên 23/2 phản ánh tâm lý đang ngày càng lo ngại từ phía các nhà đầu tư về việc liệu Hy Lạp có thể thực hiện được các cắt giảm chi tiêu khắt khe, cũng như những cải cách cần thiết để thực thi có hiệu quả gói cứu trợ trị giá nhiều tỷ USD mới được thông qua hôm 21/2 hay không.
Hãng xếp hạng tín dụng Fitch ngày 22/2 đã cảnh báo khả năng vỡ nợ của Hy Lạp là "khá cao trong ngắn hạn" và hạ bậc xếp hạng tín nhiệm của nước này từ mức CCC xuống mức C, mức triển vọng thấp nhất và chỉ còn trên mức vỡ nợ có một bậc.
Ngoài vấn đề châu Âu, theo chiến lược gia về thị trường Stan Shamu tại hãng IG Markets có trụ sở tại Australia, các nhà đầu tư hiện vẫn đang hoài nghi về triển vọng tăng trưởng của kinh tế toàn cầu, cùng những lo ngại về việc liệu nền kinh tế Trung Quốc có khả năng "hạ cánh mềm" như mục tiêu mà họ đặt ra hay không.
Đêm trước (22//2) tại Phố Wall, chứng khoán Mỹ đã không còn duy trì được bầu không khí "hừng hực" như phiên giao dịch ngày 21/2 - phiên bùng nổ của Phố Wall khi chỉ số Dow Jones lần đầu tiên kể từ tháng 5/2008 đã có lúc "vượt vũ môn" chạm ngưỡng 13.000 điểm - mà đã chùng lại, và đóng cửa phiên trong một màu đỏ nhẹ khi các nhà đầu tư đón nhận những số liệu đáng thất vọng từ khu vực Eurozone, chồng chất thêm những tín hiệu về khả năng suy thoái của khu vực đang ngập nợ này.
Trong phiên này, một số cổ phiếu blue-chip của chỉ số Dow Jones giảm mạnh, trong đó giảm mạnh nhất là cổ phiếu của Wal-Mart, với mức giảm 2,5%, nối tiếp đà giảm của cổ phiếu này từ phiên trước đó sau báo cáo lợi nhuận đáng thất vọng của hãng.
Cổ phiếu của Bank of America cũng để mất gần 2%; các cổ phiếu công nghệ cũng sụt giảm, với Hewlett-Packard rơi 1,3%, Dell mất 5,8%, đều do các kết quả kinh doanh kém lợi nhuận trong quý IV/2011 mới được công bố. Cổ phiếu của General Motors (GM) cũng bị tuột mất 1,9% giá trị, sau khi có thông tin GM và nhà sản xuất ôtô Pháp PSA Peugeot đang đàm phán để trở thành đối tác chiến lược của nhau.
Đóng cửa phiên ngày 22/2, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều rực đỏ, trong đó Dow Jones lùi 27,02 điểm (0,21%) về 12.938,67 điểm; trong khi S&P 500 tụt 4,55 điểm (0,33%) về 1.357,66 điểm; còn Nasdaq mất 15,40 điểm (0,52%) xuống 2.933,17 điểm.
Bên kia bờ Đại Tây Dương, chứng khoán châu Âu cùng ngày cũng đỏ sàn với cả ba chỉ số chính của châu Âu đều giảm điểm, trong đó FTSE 100 của London giảm 0,20% xuống 5.916,55 điểm; CAC-40 của Pari mất 0,52% xuống 3.447,37 điểm và DAX 30 của Đức sụt 0,93% xuống 6.843,87 điểm./.
Nhấn chìm các thị trường trong hai phiên hôm qua và hôm nay là những số liệu kinh tế yếu kém mới được công bố từ khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), qua đó làm dấy lại những lo ngại trong giới đầu tư về khả năng khu vực này nói riêng và châu Âu nói chung, có thể rơi vào suy thoái.
Đóng cửa phiên 23/2, hầu như tất cả các thị trường chính trong khu vực vẫn tiếp tục giảm điểm. Tuy nhiên, hai thị trường lớn là Nhật Bản và Trung Quốc lại quay đầu tăng điểm so với phiên sáng.
Chỉ số Nikkei 225 tăng 41,57 điểm lên 9.595,57 điểm và đang hướng tới ngưỡng 9.800 điểm trong ngắn hạn, do đồng yên tiếp tục sụt giảm, giúp các nhà giao dịch tin tưởng rằng, các doanh nghiệp xuất khẩu Nhật sẽ phục hồi và hưởng lợi nhờ đồng yên yếu đi.
Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite vào cuối phiên cũng đảo chiều đi lên và đóng cửa tăng nhẹ 5,96 điểm (0,25%) lên 2.409,55 điểm.
Nhà đầu tư Trung Quốc tuy vẫn lo ngại về tốc độ tăng trưởng chậm lại tại nước này, song lại được hậu thuẫn bởi việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc vừa cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại - động thái mới nhất cho thấy đã có sự nới lỏng trong chính sách tiền tệ. Rõ ràng, đây là tín hiệu tốt đối với thị trường chứng khoán.
Còn tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng vẫn kéo dài đà giảm điểm từ phiên sáng và đóng cửa để mất 168,29 điểm, tương đương 0,78% xuống 21.380,99 điểm. Các thị trường khác như Australia, Đài Loan, New Zealand, cũng đều đi xuống, với các mức giảm lần lượt là 0,16%; 0,80% và 0,15%.
Sự đi xuống của các thị trường chứng khoán phiên 23/2 phản ánh tâm lý đang ngày càng lo ngại từ phía các nhà đầu tư về việc liệu Hy Lạp có thể thực hiện được các cắt giảm chi tiêu khắt khe, cũng như những cải cách cần thiết để thực thi có hiệu quả gói cứu trợ trị giá nhiều tỷ USD mới được thông qua hôm 21/2 hay không.
Hãng xếp hạng tín dụng Fitch ngày 22/2 đã cảnh báo khả năng vỡ nợ của Hy Lạp là "khá cao trong ngắn hạn" và hạ bậc xếp hạng tín nhiệm của nước này từ mức CCC xuống mức C, mức triển vọng thấp nhất và chỉ còn trên mức vỡ nợ có một bậc.
Ngoài vấn đề châu Âu, theo chiến lược gia về thị trường Stan Shamu tại hãng IG Markets có trụ sở tại Australia, các nhà đầu tư hiện vẫn đang hoài nghi về triển vọng tăng trưởng của kinh tế toàn cầu, cùng những lo ngại về việc liệu nền kinh tế Trung Quốc có khả năng "hạ cánh mềm" như mục tiêu mà họ đặt ra hay không.
Đêm trước (22//2) tại Phố Wall, chứng khoán Mỹ đã không còn duy trì được bầu không khí "hừng hực" như phiên giao dịch ngày 21/2 - phiên bùng nổ của Phố Wall khi chỉ số Dow Jones lần đầu tiên kể từ tháng 5/2008 đã có lúc "vượt vũ môn" chạm ngưỡng 13.000 điểm - mà đã chùng lại, và đóng cửa phiên trong một màu đỏ nhẹ khi các nhà đầu tư đón nhận những số liệu đáng thất vọng từ khu vực Eurozone, chồng chất thêm những tín hiệu về khả năng suy thoái của khu vực đang ngập nợ này.
Trong phiên này, một số cổ phiếu blue-chip của chỉ số Dow Jones giảm mạnh, trong đó giảm mạnh nhất là cổ phiếu của Wal-Mart, với mức giảm 2,5%, nối tiếp đà giảm của cổ phiếu này từ phiên trước đó sau báo cáo lợi nhuận đáng thất vọng của hãng.
Cổ phiếu của Bank of America cũng để mất gần 2%; các cổ phiếu công nghệ cũng sụt giảm, với Hewlett-Packard rơi 1,3%, Dell mất 5,8%, đều do các kết quả kinh doanh kém lợi nhuận trong quý IV/2011 mới được công bố. Cổ phiếu của General Motors (GM) cũng bị tuột mất 1,9% giá trị, sau khi có thông tin GM và nhà sản xuất ôtô Pháp PSA Peugeot đang đàm phán để trở thành đối tác chiến lược của nhau.
Đóng cửa phiên ngày 22/2, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều rực đỏ, trong đó Dow Jones lùi 27,02 điểm (0,21%) về 12.938,67 điểm; trong khi S&P 500 tụt 4,55 điểm (0,33%) về 1.357,66 điểm; còn Nasdaq mất 15,40 điểm (0,52%) xuống 2.933,17 điểm.
Bên kia bờ Đại Tây Dương, chứng khoán châu Âu cùng ngày cũng đỏ sàn với cả ba chỉ số chính của châu Âu đều giảm điểm, trong đó FTSE 100 của London giảm 0,20% xuống 5.916,55 điểm; CAC-40 của Pari mất 0,52% xuống 3.447,37 điểm và DAX 30 của Đức sụt 0,93% xuống 6.843,87 điểm./.
Thùy Chi (TTXVN)