Chứng khoán châu Á phần lớn đỏ sàn trong phiên giao dịch đầu tuần 13/8 khi giới đầu tư vẫn nuôi hy vọng Bắc Kinh có những biện pháp nới lỏng tiền tệ để kích thích tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới - vốn đang tăng trưởng ngày càng chậm lại, cùng động thái tương tự từ các ngân hàng trung ương lớn tại Mỹ, châu Âu.
Tốc độ tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng trong quý 2/2012 của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới Nhật Bản cũng phần nào khiến các nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn.
Đóng cửa phiên 13/8, hầu như tất cả các bảng điện tử trong khu vực đều mang sắc đỏ. Tuy nhiên, các mức giảm tương đối nhẹ, với Nikkei 225 của Nhật Bản lùi 0,07% (6,29 điểm) về 8.885,15 điểm; KOSPI của Hàn Quốc mất 0,72% (13,96 điểm) xuống 1.932,44 điểm; Hang Seng của Hong Kong giảm 54,76 điểm (0,27%) còn 20.081,36 điểm; Shanghai Composite của Thượng Hải giảm mạnh 32,73 điểm (1,51%) xuống 2.136,08 điểm; Weighted của Đài Loan lùi 4,82 điểm về 7.436,3 điểm. Tuy nhiên, S&P/ASX200 của Australia lại tăng 0,14% (6 điểm) lên 4.283,3 điểm.
Sự đảo chiều đi xuống này diễn ra sau khi chứng khoán toàn cầu có một tuần giao dịch thành công vào tuần trước, xuất phát từ kỳ vọng của các thị trường vào việc Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) sẽ tái khởi động chương trình mua lại trái phiếu của các quốc gia nợ nần cao như Tây Ban Nha và Italia, nhằm hỗ trợ các nền kinh tế đang gặp khó khăn này.
Ngoài ra, các thị trường cũng hy vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ công bố các biện pháp nới lỏng, nhằm bơm thêm tiền vào nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại, và tương tự như vậy với Trung Quốc.
Đóng cửa phiên cuối tuần trước (10/8), chứng khoán Mỹ vẫn giữ được đà tăng khi cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều tăng điểm, trong đó Dow Jones tăng 0,32%; S&P 500 tiến thêm 0,22% và Nasdaq nhích thêm 0,07%.
Các thị trường châu Âu mở cửa phiên đầu tuần cũng chìm trong sắc đỏ với cả ba chỉ số chính của khu vực đều mất điểm./.
Tốc độ tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng trong quý 2/2012 của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới Nhật Bản cũng phần nào khiến các nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn.
Đóng cửa phiên 13/8, hầu như tất cả các bảng điện tử trong khu vực đều mang sắc đỏ. Tuy nhiên, các mức giảm tương đối nhẹ, với Nikkei 225 của Nhật Bản lùi 0,07% (6,29 điểm) về 8.885,15 điểm; KOSPI của Hàn Quốc mất 0,72% (13,96 điểm) xuống 1.932,44 điểm; Hang Seng của Hong Kong giảm 54,76 điểm (0,27%) còn 20.081,36 điểm; Shanghai Composite của Thượng Hải giảm mạnh 32,73 điểm (1,51%) xuống 2.136,08 điểm; Weighted của Đài Loan lùi 4,82 điểm về 7.436,3 điểm. Tuy nhiên, S&P/ASX200 của Australia lại tăng 0,14% (6 điểm) lên 4.283,3 điểm.
Sự đảo chiều đi xuống này diễn ra sau khi chứng khoán toàn cầu có một tuần giao dịch thành công vào tuần trước, xuất phát từ kỳ vọng của các thị trường vào việc Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) sẽ tái khởi động chương trình mua lại trái phiếu của các quốc gia nợ nần cao như Tây Ban Nha và Italia, nhằm hỗ trợ các nền kinh tế đang gặp khó khăn này.
Ngoài ra, các thị trường cũng hy vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ công bố các biện pháp nới lỏng, nhằm bơm thêm tiền vào nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại, và tương tự như vậy với Trung Quốc.
Đóng cửa phiên cuối tuần trước (10/8), chứng khoán Mỹ vẫn giữ được đà tăng khi cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều tăng điểm, trong đó Dow Jones tăng 0,32%; S&P 500 tiến thêm 0,22% và Nasdaq nhích thêm 0,07%.
Các thị trường châu Âu mở cửa phiên đầu tuần cũng chìm trong sắc đỏ với cả ba chỉ số chính của khu vực đều mất điểm./.
Thùy Chi (TTXVN)