Chứng khoán châu Á tăng lên mức cao nhất trong 3 tuần qua tại phiên giao dịch ngày 6/12, khi đề nghị của FED về việc tăng lượng tiền mặt bơm vào nền kinh tế thay vì 600 tỷ USD như đã thông báo giúp làm giảm tác động tiêu cực của báo cáo việc làm công bố cuối tuần trước.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á (trừ Nhật Bản) tăng 0,4%, lên 467,87 điểm - mức cao nhất kể từ ngày 15/11, sau khi tăng 3,9% trong tuần trước.
Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 14,75 điểm, hay 0,52%, lên 2.857,18 điểm.
Trong khi đó, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 11,09 điểm, hay 0,11%, xuống 10.167,23 điểm, do cổ phiếu của các nhà xuất khẩu chịu sức ép bán ra trong lúc đồng yên mạnh khiến hàng hóa xuất khẩu giảm tính cạnh tranh.
Chỉ số Hang Seng của Hongkong giảm 82,83 điểm, hay 0,36%, xuống 23.237,69 điểm.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 3,62 điểm, hay 0,18%, xuống 1.953,64 điểm. Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia giảm 5,6 điểm, hay 0,12%, xuống 4.688,6 điểm.
Chủ tịch FED Ben Bernanke nói FED có thể mở rộng quy mô của chương trình mua trái phiếu kho bạc nếu kinh tế Mỹ không có phản ứng tích cực trước các biện pháp kích thích hoặc tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức quá cao.
Theo chiến lược gia trưởng ở Brewin Dolphin, Mike Lenhoff, các thị trường đã nhận được một thông điệp rõ ràng từ FED rằng họ đang nỗ lực để đảm bảo đà phục hồi vững chắc của nền kinh tế.
Động thái bơm tiền của FED sẽ dẫn tới một dòng chảy tiền mặt vào các thị trường châu Á khi các nhà đầu tư tìm kiếm địa điểm sinh lời hơn. Giám đốc đầu tư Peter Lai của DBS Vickers tại Hongkong cho rằng dòng tiền nóng sẽ được đổ thêm vào các tài sản hữu hình.
Bộ Lao động Mỹ cuối tuần qua công bố báo cáo cho thấy tỷ lệ thất nghiệp ở nước này đã tăng lên 9,8% - mức cao nhất trong bảy tháng, khi chỉ 39.000 việc làm mới được tạo ra, so với mức dự báo 130.000 của các nhà phân tích./.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á (trừ Nhật Bản) tăng 0,4%, lên 467,87 điểm - mức cao nhất kể từ ngày 15/11, sau khi tăng 3,9% trong tuần trước.
Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 14,75 điểm, hay 0,52%, lên 2.857,18 điểm.
Trong khi đó, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 11,09 điểm, hay 0,11%, xuống 10.167,23 điểm, do cổ phiếu của các nhà xuất khẩu chịu sức ép bán ra trong lúc đồng yên mạnh khiến hàng hóa xuất khẩu giảm tính cạnh tranh.
Chỉ số Hang Seng của Hongkong giảm 82,83 điểm, hay 0,36%, xuống 23.237,69 điểm.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 3,62 điểm, hay 0,18%, xuống 1.953,64 điểm. Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia giảm 5,6 điểm, hay 0,12%, xuống 4.688,6 điểm.
Chủ tịch FED Ben Bernanke nói FED có thể mở rộng quy mô của chương trình mua trái phiếu kho bạc nếu kinh tế Mỹ không có phản ứng tích cực trước các biện pháp kích thích hoặc tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức quá cao.
Theo chiến lược gia trưởng ở Brewin Dolphin, Mike Lenhoff, các thị trường đã nhận được một thông điệp rõ ràng từ FED rằng họ đang nỗ lực để đảm bảo đà phục hồi vững chắc của nền kinh tế.
Động thái bơm tiền của FED sẽ dẫn tới một dòng chảy tiền mặt vào các thị trường châu Á khi các nhà đầu tư tìm kiếm địa điểm sinh lời hơn. Giám đốc đầu tư Peter Lai của DBS Vickers tại Hongkong cho rằng dòng tiền nóng sẽ được đổ thêm vào các tài sản hữu hình.
Bộ Lao động Mỹ cuối tuần qua công bố báo cáo cho thấy tỷ lệ thất nghiệp ở nước này đã tăng lên 9,8% - mức cao nhất trong bảy tháng, khi chỉ 39.000 việc làm mới được tạo ra, so với mức dự báo 130.000 của các nhà phân tích./.
Lê Minh (TTXVN/Vietnam+)