Sáng 22/9, theo sau đà đi xuống của chứng khoán Phố Wall đêm trước, các thị trường chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Tokyo mở cửa giảm 98,14 điểm (1,13%) xuống 8.643,02 điểm.
Theo nhà phân tích Yutaka Miura, thuộc công ty Mizuho Securities, giới đầu tư đang tỏ ra thất vọng về các biện pháp kích thích kinh tế mới của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED).
Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite (bao gồm cả cổ phiếu loại A và B) giảm 21,75 điểm (0,87%) xuống 2.491,21 điểm, còn chỉ Hang Seng của thị trường chứng khoán Hong Kong mở cửa cũng giảm 527,37 điểm (2,8%) xuống 18.296,80 điểm.
Cùng đà đi xuống, tại Australia, chỉ số S&P/ASX 200 của thị trường chứng khoán Sydney giảm 83,5 điểm (2,05%) xuống 3.988,3 điểm.
Trước đó, trong phiên 21/9, thị trường chứng khoán tại Mỹ lao dốc, sau khi FED thông báo những biện pháp kích thích kinh tế mới trái với kỳ vọng của các nhà đầu tư.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 283,82 điểm (2,49%) xuống 11.124,84 điểm; còn chỉ số S&P 500 giảm 35,33 điểm (2,94%) xuống 1.166,76 điểm.
Kết thúc cuộc họp kéo dài 2 ngày, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ đã thông báo kế hoạch bán 400 tỷ USD trái phiếu ngắn hạn của Chính phủ Mỹ và mua lại các khoản trái phiếu dài hạn để giải cứu thị trường tài chính.
Kèm theo đó là cảnh báo nền kinh tế đang đối mặt với "rủi ro giảm sút nghiêm trọng." Điều này khiến giới đầu tư mất niềm tin vào thị trường và tiến hành bán tháo ồ ạt, động thái đẩy các chỉ số trên thị trường giảm sâu./.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Tokyo mở cửa giảm 98,14 điểm (1,13%) xuống 8.643,02 điểm.
Theo nhà phân tích Yutaka Miura, thuộc công ty Mizuho Securities, giới đầu tư đang tỏ ra thất vọng về các biện pháp kích thích kinh tế mới của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED).
Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite (bao gồm cả cổ phiếu loại A và B) giảm 21,75 điểm (0,87%) xuống 2.491,21 điểm, còn chỉ Hang Seng của thị trường chứng khoán Hong Kong mở cửa cũng giảm 527,37 điểm (2,8%) xuống 18.296,80 điểm.
Cùng đà đi xuống, tại Australia, chỉ số S&P/ASX 200 của thị trường chứng khoán Sydney giảm 83,5 điểm (2,05%) xuống 3.988,3 điểm.
Trước đó, trong phiên 21/9, thị trường chứng khoán tại Mỹ lao dốc, sau khi FED thông báo những biện pháp kích thích kinh tế mới trái với kỳ vọng của các nhà đầu tư.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 283,82 điểm (2,49%) xuống 11.124,84 điểm; còn chỉ số S&P 500 giảm 35,33 điểm (2,94%) xuống 1.166,76 điểm.
Kết thúc cuộc họp kéo dài 2 ngày, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ đã thông báo kế hoạch bán 400 tỷ USD trái phiếu ngắn hạn của Chính phủ Mỹ và mua lại các khoản trái phiếu dài hạn để giải cứu thị trường tài chính.
Kèm theo đó là cảnh báo nền kinh tế đang đối mặt với "rủi ro giảm sút nghiêm trọng." Điều này khiến giới đầu tư mất niềm tin vào thị trường và tiến hành bán tháo ồ ạt, động thái đẩy các chỉ số trên thị trường giảm sâu./.
Trà My (TTXVN/Vietnam+)