Phiên "rực lửa" hôm cuối tuần 13/4 đã khép lại một tuần "thảm bại" tiếp theo của chứng khoán Mỹ khi thị trường lo ngại về sức tăng trưởng tại Mỹ, Trung Quốc và châu Âu, bất chấp mùa báo cáo kết quả kinh doanh đã có những bước khởi đầu khá ấn tượng.
Tính chung trong cả tuần qua, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều mất hơn 1,0%, bất chấp có hai phiên hồi phục khá mạnh vào giữa tuần, trong đó Dow Jones Industrial Average kết tuần ở 12.849,59 điểm, giảm 1,61% so với cuối tuần trước nữa; Standard & Poor's 500 mất 2% xuống 1.370,26 điểm và Nasdaq lao dốc 2,25% về 3.011,33 điểm.
Đây là tuần sụt giảm tồi tệ nhất của chứng khoán Mỹ kể từ đầu năm tới nay, mà nguyên nhân, theo các nhà phân tích, chủ yếu do nỗi lo về cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu cùng những số liệu không mấy khả quan của kinh tế Mỹ. Nhà kinh tế Karee Venemaa tại Công ty nghiên cứu Schaeffer bình luận: "dường như dòng tiền đang chạy ra khỏi Phố Wall."
Các số liệu chính thức công bố ngày cuối tuần qua cho biết chi phí vay mượn của các ngân hàng Tây Ban Nha từ Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đã tăng lên mức cao kỷ lục mới trong tháng 3 khi Tây Ban Nha cần khẩn cấp những khoản vay giá rẻ.
Trong khi đó, những số liệu từ ngân hàng trung ương Tây Ban Nha cho thấy niềm tin vào lĩnh vực tài chính của Tây Ban Nha đang sụt giảm, với việc các ngân hàng nước này đang phải cầu cứu tới ECB do việc vay mượn của họ trên các thị trường liên ngân hàng hiện đang rất khó khăn. Nhà phân tích Paul Ausick bình luận trên trang web 24/7WallSt.com. rằng, tại thời điểm này, người ta đang lo ngại về Tây Ban Nha nhiều hơn là về Hy Lạp.
Giới đầu tư lo ngại rằng Tây Ban Nha sẽ trở thành thành viên tiếp theo của khối Eurozone cần đến một gói cứu trợ quốc tế sau Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha.
Tại châu Á, tin tức về việc kinh tế Trung Quốc quý I/2012 tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong gần 3 năm qua cũng làm nản lòng các nhà đầu tư. Theo Cơ quan Thống kê quốc gia Trung Quốc, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong quý I chỉ đạt 8,1% so với mức tăng 8,9% của quý IV/2011 trước đó.
Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích của IHS Global Insight nói rằng họ vẫn tin nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ "hạ cánh mềm" do Bắc Kinh đang nỗ lực kiềm chế lạm phát, mặc dù theo họ, nguy cơ sụt giảm tăng trưởng của Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục trong thời gian tới.
Với nội tại nền kinh tế Mỹ, có nhiều dấu hiệu cho thấy sức khỏe của nó không còn được như thời gian qua, khi số liệu việc làm trong tháng 3 (được công bố chính thức sau khi thị trường Phố Wall đóng cửa phiên cuối tuần 14/4) đã yếu đi, gây tâm lý chán nản lên thị trường.
Tuy nhiên, vẫn có những mảng sáng về thông tin doanh nghiệp, khi mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý I được mở màn bằng những kết quả lợi nhuận ngoài dự kiến của một số công ty, trong đó có Alcoa, Google và hai đại gia ngân hàng JPMorgan Chase và Wells Fargo.
Tuần tới, thị trường sẽ tiếp túc đón nhận báo cáo lợi nhuận của một số đại gia khác trong lĩnh vực ngân hàng là Citigroup, Goldman Sachs, Bank of America và Morgan Stanley. Ngoài ra, sẽ có một số chỉ số quan trọng khác được công bố, trong đó có doanh số bán lẻ trong tháng 3, lượng nhà xây mới và được cấp phép, doanh số bán nhà đã qua sử dụng và chỉ số về sản xuất công nghiệp của tháng 3./.
Tính chung trong cả tuần qua, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều mất hơn 1,0%, bất chấp có hai phiên hồi phục khá mạnh vào giữa tuần, trong đó Dow Jones Industrial Average kết tuần ở 12.849,59 điểm, giảm 1,61% so với cuối tuần trước nữa; Standard & Poor's 500 mất 2% xuống 1.370,26 điểm và Nasdaq lao dốc 2,25% về 3.011,33 điểm.
Đây là tuần sụt giảm tồi tệ nhất của chứng khoán Mỹ kể từ đầu năm tới nay, mà nguyên nhân, theo các nhà phân tích, chủ yếu do nỗi lo về cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu cùng những số liệu không mấy khả quan của kinh tế Mỹ. Nhà kinh tế Karee Venemaa tại Công ty nghiên cứu Schaeffer bình luận: "dường như dòng tiền đang chạy ra khỏi Phố Wall."
Các số liệu chính thức công bố ngày cuối tuần qua cho biết chi phí vay mượn của các ngân hàng Tây Ban Nha từ Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đã tăng lên mức cao kỷ lục mới trong tháng 3 khi Tây Ban Nha cần khẩn cấp những khoản vay giá rẻ.
Trong khi đó, những số liệu từ ngân hàng trung ương Tây Ban Nha cho thấy niềm tin vào lĩnh vực tài chính của Tây Ban Nha đang sụt giảm, với việc các ngân hàng nước này đang phải cầu cứu tới ECB do việc vay mượn của họ trên các thị trường liên ngân hàng hiện đang rất khó khăn. Nhà phân tích Paul Ausick bình luận trên trang web 24/7WallSt.com. rằng, tại thời điểm này, người ta đang lo ngại về Tây Ban Nha nhiều hơn là về Hy Lạp.
Giới đầu tư lo ngại rằng Tây Ban Nha sẽ trở thành thành viên tiếp theo của khối Eurozone cần đến một gói cứu trợ quốc tế sau Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha.
Tại châu Á, tin tức về việc kinh tế Trung Quốc quý I/2012 tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong gần 3 năm qua cũng làm nản lòng các nhà đầu tư. Theo Cơ quan Thống kê quốc gia Trung Quốc, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong quý I chỉ đạt 8,1% so với mức tăng 8,9% của quý IV/2011 trước đó.
Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích của IHS Global Insight nói rằng họ vẫn tin nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ "hạ cánh mềm" do Bắc Kinh đang nỗ lực kiềm chế lạm phát, mặc dù theo họ, nguy cơ sụt giảm tăng trưởng của Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục trong thời gian tới.
Với nội tại nền kinh tế Mỹ, có nhiều dấu hiệu cho thấy sức khỏe của nó không còn được như thời gian qua, khi số liệu việc làm trong tháng 3 (được công bố chính thức sau khi thị trường Phố Wall đóng cửa phiên cuối tuần 14/4) đã yếu đi, gây tâm lý chán nản lên thị trường.
Tuy nhiên, vẫn có những mảng sáng về thông tin doanh nghiệp, khi mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý I được mở màn bằng những kết quả lợi nhuận ngoài dự kiến của một số công ty, trong đó có Alcoa, Google và hai đại gia ngân hàng JPMorgan Chase và Wells Fargo.
Tuần tới, thị trường sẽ tiếp túc đón nhận báo cáo lợi nhuận của một số đại gia khác trong lĩnh vực ngân hàng là Citigroup, Goldman Sachs, Bank of America và Morgan Stanley. Ngoài ra, sẽ có một số chỉ số quan trọng khác được công bố, trong đó có doanh số bán lẻ trong tháng 3, lượng nhà xây mới và được cấp phép, doanh số bán nhà đã qua sử dụng và chỉ số về sản xuất công nghiệp của tháng 3./.
Thùy Chi (TTXVN)