Các thị trường chứng khoán châu Á đã biến động không đồng nhất trong phiên cuối tuần 14/1 do những số liệu yếu kém trên thị trường việc làm Mỹ cùng làn sóng chốt lời của các nhà đầu tư.
Đóng cửa phiên 14/1, thị trường Tokyo để mất 90,72 điểm (0,86%), xuống còn 10.499,04 điểm, chủ yếu do các nhà đầu tư bán ra chốt lời sau nhiều phiên tăng điểm trước đó, trong đó có phiên ngày 13/1 tăng lên mức cao nhất trong 8 tháng gần đây. Thị trường Seoul (Hàn Quốc) đóng cửa tăng 18,69 điểm (0,89%), lên 2.108,17 điểm.
Hai thị trường Trung Quốc và Hongkong cũng có những biến động trái chiều, trong khi chỉ số Hang Seng của Hongkong tăng 0,18%, đánh dấu phiên đi lên thứ tư liên tiếp của sàn này thì chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc lại để mất tới 1,29% giá trị, tương ứng với 36,27 điểm, xuống còn 2.791,34 điểm.
Các thị trường khác như Sydney, tăng nhẹ 0,14%; Manila có thêm 1,52%, trong khi Đài Loan hầu như không đổi, chỉ mất rất ít với 3,07 điểm.
Có vẻ như các nhà đầu tư châu Á đã phần nào mất đi niềm tin sau phiên mất điểm của cả ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ trên thị trường New York hôm trước (13/1) sau khi Bộ Lao Động nước này công bố lượng người đăng ký xin trợ cấp thất nghiệp mới trong tuần trước (kết thúc ngày 8/1) đã tăng 35.000 người lên 445.000 người, vượt mức dự kiến chỉ có 415.000 người.
Hiện các nhà đầu tư đang tập trung sự quan tâm vào các số liệu kinh tế chủ chốt của Mỹ được công bố vào cuối ngày 14/1, trong đó có các chỉ số về lạm phát, sản xuất công nghiệp, niềm tin tiêu dùng và các bản báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp./.
Đóng cửa phiên 14/1, thị trường Tokyo để mất 90,72 điểm (0,86%), xuống còn 10.499,04 điểm, chủ yếu do các nhà đầu tư bán ra chốt lời sau nhiều phiên tăng điểm trước đó, trong đó có phiên ngày 13/1 tăng lên mức cao nhất trong 8 tháng gần đây. Thị trường Seoul (Hàn Quốc) đóng cửa tăng 18,69 điểm (0,89%), lên 2.108,17 điểm.
Hai thị trường Trung Quốc và Hongkong cũng có những biến động trái chiều, trong khi chỉ số Hang Seng của Hongkong tăng 0,18%, đánh dấu phiên đi lên thứ tư liên tiếp của sàn này thì chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc lại để mất tới 1,29% giá trị, tương ứng với 36,27 điểm, xuống còn 2.791,34 điểm.
Các thị trường khác như Sydney, tăng nhẹ 0,14%; Manila có thêm 1,52%, trong khi Đài Loan hầu như không đổi, chỉ mất rất ít với 3,07 điểm.
Có vẻ như các nhà đầu tư châu Á đã phần nào mất đi niềm tin sau phiên mất điểm của cả ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ trên thị trường New York hôm trước (13/1) sau khi Bộ Lao Động nước này công bố lượng người đăng ký xin trợ cấp thất nghiệp mới trong tuần trước (kết thúc ngày 8/1) đã tăng 35.000 người lên 445.000 người, vượt mức dự kiến chỉ có 415.000 người.
Hiện các nhà đầu tư đang tập trung sự quan tâm vào các số liệu kinh tế chủ chốt của Mỹ được công bố vào cuối ngày 14/1, trong đó có các chỉ số về lạm phát, sản xuất công nghiệp, niềm tin tiêu dùng và các bản báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp./.
Thùy Chi (TTXVN/Vietnam+)