Trong hầu hết phiên giao dịch đầu tuần ngày 30/1, chứng khoán Mỹ “tụt dốc” mạnh, do sự bế tắc của Chính phủ Hy Lạp trong việc đạt được thỏa thuận với các chủ nợ nhằm giải quyết vấn đề nợ công vốn vẫn đang ám ảnh nước này, song sự phục hồi muộn màng vào cuối phiên đã giúp Phố Wall thoát khỏi đà giảm điểm sâu.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm nhẹ 6,74 điểm, tương đương 0,05%, đóng cửa ở mức 12.653,72 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng mất 3,31 điểm (0,25%), xuống 1.313,02 điểm; còn chỉ số công nghệ Nasdaq Composite hạ 4,61 điểm (0,16%), xuống 2.811,94 điểm.
Chứng khoán Mỹ đồng loạt đi xuống do những lo ngại về nguy cơ vỡ nợ tại Hy Lạp và Bồ Đào Nha đã xuất hiện trở lại, sau khi những nỗ lực của Athens trong việc đàm phán với các nhà tín dụng tư nhân nhằm tìm kiếm các thỏa thuận về tái cấu trúc khoản nợ 200 tỷ euro chưa đạt được những kết quả mới.
Trước viễn cảnh “ảm đạm” nói trên, giới đầu tư đành chờ đợi thông tin từ Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU), diễn ra cùng ngày tại Brussels (Bỉ).
Chỉ vài phút trước khi phiên giao dịch 30/1 đóng cửa, Chủ tịch EU, Herman Van Rompuy tuyên bố rằng 25 nước trong tổng số 27 thành viên EU đã nhất trí tham gia một hiệp ước tài chính mới nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ lan rộng trong toàn khu vực này. Chính thông tin tích cực đó đã giúp các chỉ số đua nhau tăng điểm trở lại, song vẫn không đủ để Phố Wall khép lại phiên giao dịch với “sắc xanh.”
Trong phiên giao dịch 30/1 ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu cũng đồng loạt đi xuống, do những tín hiệu tiêu cực từ chứng khoán Mỹ.
Kết thúc phiên này tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 1,09% xuống 5.671,09 điểm, trong khi chỉ số CAC 40 của Pháp cũng hạ 1,6 %, xuống 3.265,64 điểm. Tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX cũng mất 1,04% xuống 6.444,45 điểm.
Sang tới phiên giao dịch ngày 31/1, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đều quay đầu tăng điểm sau khi đồng loạt “lao dốc” trong phiên giao dịch trước- phiên giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Mở cửa phiên này, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 31,30 điểm, tương đương 0,36%, lên 8.824,35 điểm.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, diễn biến tại hai thị trường chứng khoán chủ chốt lại trái ngược. Khi chỉ số Hang Sheng của Hong Kong tăng 166,08 điểm (0,82%) lên 20.326,49 điểm, thì chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải lại mở cửa với “sắc đỏ”, giảm nhẹ 1,72 điểm ( 0,08%), xuống 2.283,32 điểm./.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm nhẹ 6,74 điểm, tương đương 0,05%, đóng cửa ở mức 12.653,72 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng mất 3,31 điểm (0,25%), xuống 1.313,02 điểm; còn chỉ số công nghệ Nasdaq Composite hạ 4,61 điểm (0,16%), xuống 2.811,94 điểm.
Chứng khoán Mỹ đồng loạt đi xuống do những lo ngại về nguy cơ vỡ nợ tại Hy Lạp và Bồ Đào Nha đã xuất hiện trở lại, sau khi những nỗ lực của Athens trong việc đàm phán với các nhà tín dụng tư nhân nhằm tìm kiếm các thỏa thuận về tái cấu trúc khoản nợ 200 tỷ euro chưa đạt được những kết quả mới.
Trước viễn cảnh “ảm đạm” nói trên, giới đầu tư đành chờ đợi thông tin từ Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU), diễn ra cùng ngày tại Brussels (Bỉ).
Chỉ vài phút trước khi phiên giao dịch 30/1 đóng cửa, Chủ tịch EU, Herman Van Rompuy tuyên bố rằng 25 nước trong tổng số 27 thành viên EU đã nhất trí tham gia một hiệp ước tài chính mới nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ lan rộng trong toàn khu vực này. Chính thông tin tích cực đó đã giúp các chỉ số đua nhau tăng điểm trở lại, song vẫn không đủ để Phố Wall khép lại phiên giao dịch với “sắc xanh.”
Trong phiên giao dịch 30/1 ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu cũng đồng loạt đi xuống, do những tín hiệu tiêu cực từ chứng khoán Mỹ.
Kết thúc phiên này tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 1,09% xuống 5.671,09 điểm, trong khi chỉ số CAC 40 của Pháp cũng hạ 1,6 %, xuống 3.265,64 điểm. Tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX cũng mất 1,04% xuống 6.444,45 điểm.
Sang tới phiên giao dịch ngày 31/1, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đều quay đầu tăng điểm sau khi đồng loạt “lao dốc” trong phiên giao dịch trước- phiên giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Mở cửa phiên này, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 31,30 điểm, tương đương 0,36%, lên 8.824,35 điểm.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, diễn biến tại hai thị trường chứng khoán chủ chốt lại trái ngược. Khi chỉ số Hang Sheng của Hong Kong tăng 166,08 điểm (0,82%) lên 20.326,49 điểm, thì chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải lại mở cửa với “sắc đỏ”, giảm nhẹ 1,72 điểm ( 0,08%), xuống 2.283,32 điểm./.
Minh Trang (TTXVN/Vietnam+)