Trong phiên giao dịch ngày 10/8, chứng khoán châu Á đồng loạt quay đầu tăng điểm, sau khi Ủy ban thị trường mở thuộc Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tuyên bố sẽ duy trì mức lãi suất 0-0,25% trong ít nhất hai năm tới.
Kết thúc phiên này, chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản tăng 94,26 điểm, tương đương 1,05%, lên 9.038,74 điểm.
Tuy nhiên, hoạt động mua bán tại thị trường chứng khoán Tokyo vẫn diễn ra lẻ tẻ, do giới đầu tư còn hoài nghi về triển vọng kinh tế Mỹ và cuộc khủng hoảng nợ châu Âu.
Trong khi đó, chỉ số S&P/ASX200 của Australia tăng mạnh 106,5 điểm (2,64%) lên 4.141,3 điểm.
Không nằm ngoài xu hướng trên, chỉ số Kospi của Hàn Quốc cũng chứng kiến mức tăng nhẹ 4,89 điểm, tương đương 0,27% và đóng cửa ở mức 1.806,24 điểm.
Sắc xanh cũng bao trùm hai thị trường chứng khoán chủ chốt của Trung Quốc là Thượng Hải và Hong Kong, khi chỉ số Composite và Hang Seng, sau khi trải qua sáu phiên giảm điểm liên tiếp, đã lần lượt tăng 23,11 điểm và 452,97 điểm, lên 2.549,18 điểm và 19.783,67 điểm.
Trong đêm hôm trước (9/8) tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall cũng đồng loạt đảo chiều đi lên, sau khi trải qua phiên giảm điểm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008 vào hôm trước đó, nhờ kết quả tích cực từ cuộc họp ngày 9/8 của FED.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 429,92 điểm, tương đương 3,98%, đóng cửa ở mức 11.239,77 điểm; chỉ số S&P 500 cũng tăng 53,07 điểm (4,74%) lên 1.172,53 điểm; trong khi chỉ số Nasdaq Composite tăng mạnh 124,83 điểm (5,29%), lên 2.482,52 điểm.
Trong đó, đáng chú ý là các mã cổ phiếu của ngân hàng Bank of America tăng 16,74%; trang bán hàng trực tuyến eBay tăng 11,6%; tập đoàn sản xuất nhôm Alcoa tăng 8,0% và tập đoàn máy tính Apple tăng 5,6%.
Quyết định hạ mức xếp hạng tín dụng của Mỹ từ AAA xuống AA+ của hãng xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor's vào cuối tuần trước đã gây chấn động thị trường hàng hóa toàn cầu và khiến hầu hết các thị trường chứng khoán thế giới rơi vào cảnh "đỏ sàn" trong phiên giao dịch 8/8.
Tuy nhiên, cuộc họp bàn về chính sách tiền tệ của FED đã mang lại những tia hy vọng mới cho giới đầu tư, khi tuyên bố Mỹ sẽ tiếp tục duy trì tỷ lệ lãi suất cơ bản ở mức gần 0% trong ít nhất hai năm tới, do tình hình tăng trưởng kinh tế yếu kém của nước này.
Bên cạnh đó, tuyên bố của FED cũng giúp "xoa dịu" những lo ngại của các thị trường trên toàn cầu về sự suy yếu của nền kinh tế số một thế giới, trong khi những thông tin mới đây cho thấy lạm phát đang ngày một gia tăng tại Trung Quốc lại làm dấy lên những quan ngại rằng Bắc Kinh sẽ thực hiện các biện pháp mới nhằm "hạ nhiệt" giá cả hàng hóa, điều đổi lại sẽ khiến tăng trưởng kinh tế thế giới tiếp tục chậm lại.
Phía bên kia Đại Tây Dương, hầu hết các thị trường chứng khoán của châu Âu cũng đã chấm dứt chuỗi ngày giảm điểm và đi lên trong phiên giao dịch ngày 9/8.
Kết thúc phiên này, tại London, chỉ số FTSE 100 tăng 1,89% lên 5.164,92 điểm; chỉ số CAC 40 của Pháp cũng tăng nhẹ 1,63%, đóng cửa ở mức 3.176,19 điểm.
Tuy nhiên, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX không chứng kiến biến động lớn so với phiên trước đó, chỉ giảm 0,10%, xuống còn 5.917,08 điểm.
Trong khi chỉ số Ibex-35 của Tây Ban Nha giảm 0,36%, thì tại Milan (Italy), chỉ số FTSE Mib lại tăng 0,52%./.
Kết thúc phiên này, chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản tăng 94,26 điểm, tương đương 1,05%, lên 9.038,74 điểm.
Tuy nhiên, hoạt động mua bán tại thị trường chứng khoán Tokyo vẫn diễn ra lẻ tẻ, do giới đầu tư còn hoài nghi về triển vọng kinh tế Mỹ và cuộc khủng hoảng nợ châu Âu.
Trong khi đó, chỉ số S&P/ASX200 của Australia tăng mạnh 106,5 điểm (2,64%) lên 4.141,3 điểm.
Không nằm ngoài xu hướng trên, chỉ số Kospi của Hàn Quốc cũng chứng kiến mức tăng nhẹ 4,89 điểm, tương đương 0,27% và đóng cửa ở mức 1.806,24 điểm.
Sắc xanh cũng bao trùm hai thị trường chứng khoán chủ chốt của Trung Quốc là Thượng Hải và Hong Kong, khi chỉ số Composite và Hang Seng, sau khi trải qua sáu phiên giảm điểm liên tiếp, đã lần lượt tăng 23,11 điểm và 452,97 điểm, lên 2.549,18 điểm và 19.783,67 điểm.
Trong đêm hôm trước (9/8) tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall cũng đồng loạt đảo chiều đi lên, sau khi trải qua phiên giảm điểm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008 vào hôm trước đó, nhờ kết quả tích cực từ cuộc họp ngày 9/8 của FED.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 429,92 điểm, tương đương 3,98%, đóng cửa ở mức 11.239,77 điểm; chỉ số S&P 500 cũng tăng 53,07 điểm (4,74%) lên 1.172,53 điểm; trong khi chỉ số Nasdaq Composite tăng mạnh 124,83 điểm (5,29%), lên 2.482,52 điểm.
Trong đó, đáng chú ý là các mã cổ phiếu của ngân hàng Bank of America tăng 16,74%; trang bán hàng trực tuyến eBay tăng 11,6%; tập đoàn sản xuất nhôm Alcoa tăng 8,0% và tập đoàn máy tính Apple tăng 5,6%.
Quyết định hạ mức xếp hạng tín dụng của Mỹ từ AAA xuống AA+ của hãng xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor's vào cuối tuần trước đã gây chấn động thị trường hàng hóa toàn cầu và khiến hầu hết các thị trường chứng khoán thế giới rơi vào cảnh "đỏ sàn" trong phiên giao dịch 8/8.
Tuy nhiên, cuộc họp bàn về chính sách tiền tệ của FED đã mang lại những tia hy vọng mới cho giới đầu tư, khi tuyên bố Mỹ sẽ tiếp tục duy trì tỷ lệ lãi suất cơ bản ở mức gần 0% trong ít nhất hai năm tới, do tình hình tăng trưởng kinh tế yếu kém của nước này.
Bên cạnh đó, tuyên bố của FED cũng giúp "xoa dịu" những lo ngại của các thị trường trên toàn cầu về sự suy yếu của nền kinh tế số một thế giới, trong khi những thông tin mới đây cho thấy lạm phát đang ngày một gia tăng tại Trung Quốc lại làm dấy lên những quan ngại rằng Bắc Kinh sẽ thực hiện các biện pháp mới nhằm "hạ nhiệt" giá cả hàng hóa, điều đổi lại sẽ khiến tăng trưởng kinh tế thế giới tiếp tục chậm lại.
Phía bên kia Đại Tây Dương, hầu hết các thị trường chứng khoán của châu Âu cũng đã chấm dứt chuỗi ngày giảm điểm và đi lên trong phiên giao dịch ngày 9/8.
Kết thúc phiên này, tại London, chỉ số FTSE 100 tăng 1,89% lên 5.164,92 điểm; chỉ số CAC 40 của Pháp cũng tăng nhẹ 1,63%, đóng cửa ở mức 3.176,19 điểm.
Tuy nhiên, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX không chứng kiến biến động lớn so với phiên trước đó, chỉ giảm 0,10%, xuống còn 5.917,08 điểm.
Trong khi chỉ số Ibex-35 của Tây Ban Nha giảm 0,36%, thì tại Milan (Italy), chỉ số FTSE Mib lại tăng 0,52%./.
Minh Trang (TTXVN/Vietnam+)