Các thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu phiên 29/6 và thị trường chứng khoán châu Á phiên 30/6 đồng loạt rơi mạnh khi những thông tin về việc lòng tin tiêu dùng tại Mỹ bất ngờ sụt giảm và sự điều chỉnh giảm mạnh chỉ số kinh tế Trung Quốc dấy lên nỗi lo đà phục hồi kinh tế toàn cầu có thể đang bị đuối sức.
Các thị trường chứng khoán toàn cầu bắt đầu tuột dốc trước những lo ngại về tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sau khi Công ty nghiên cứu kinh doanh Mỹ Conference Board điều chỉnh giảm Chỉ số Kinh tế Hàng đầu tháng 4/2010 của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới từ 1,7% xuống 0,3%.
Trong thông báo sau đó, công ty này cũng cho biết lòng tin tiêu dùng tháng 6/2010 của Mỹ đã bất ngờ giảm từ 62,7 điểm tháng trước xuống 52,9 điểm, sau ba tháng tăng liên tiếp, giữa những bất ổn gia tăng về tình hình kinh tế Mỹ và nỗi lo về tình trạng thất nghiệp.
Ngoài ra, thúc đẩy làn sóng bán tháo trên các thị trường chứng khoán còn là những lo ngại về khả năng hệ thống tài chính châu Âu bị thiếu hụt hơn 100 tỷ euro trong bối cảnh các ngân hàng trong khu vực tiến hành hoàn trả cho Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) 442 tỷ euro các khoản vay khẩn cấp.
Tại Phố Wall phiên 29/6, chỉ số Dow Jones lần đầu tiên trong 20 phiên giao dịch đã rơi xuống dưới ngưỡng nhạy cảm về mặt tâm lý 10.000 điểm, khi giảm 268,22 điểm (2,65%) xuống 9.870,30 điểm.
Trong khi đó, chỉ số Nasdaq giảm 85,47 điểm (3,85%) xuống 2.135,18 điểm, và chỉ số S&P 500 giảm 33,33 điểm (3,1%) xuống 1.041,24 điểm.
Đáng chú ý trong phiên này là cổ phiếu Citigroup đã giảm tới 6,75% xuống 3,73 USD. Trong khi đó, tất cả 30 cổ phiếu blue-chip đều giảm giá, cổ phiếu của hãng sản xuất nhôm Alcoa giảm 6,26% xuống 10,34 USD và cổ phiếu của Boeing giảm 6,33% xuống 63,04 USD.
Cùng ngày tại châu Âu, các thị trường chứng khoán cũng giảm mạnh. Chỉ số FTSE 100 của thị trường chứng khoán London giảm 3,1% xuống 4.914,22 điểm.
Trong khi chỉ số CAC 40 của thị trường chứng khoán Paris mất 4,01% giá trị xuống đóng cửa ở mức 3.432,99 điểm.
Bước sang ngày 30/6, các thị trường chứng khoán châu Á tiếp tục nới rộng đà giảm điểm của phiên trước và kết thúc quý 2/2010 với mức giảm mạnh nhất kể từ sau vụ sụp đổ tập đoàn tài chính Lehman Brothers, khi giới đầu tư quay lưng lại với chứng khoán trước những lo ngại về sức khỏe ngành ngân hàng châu Âu.
Phiên này, chỉ số chứng khoán MSCI của khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 0,7%, nâng tổng mức giảm trong ba tháng qua lên gần 10% - mức giảm mạnh nhất kể từ quý 4/2008, thời điểm mà thị trường chứng khoán châu Á giảm tới 23%.
Tại thị trường chứng khoán Nhật Bản, chỉ số Nikkei đã rơi xuống mức thấp nhất trong bảy tháng, khi giảm 188,03 điểm (1,96%) xuống 9.382,64. Còn chỉ số Weighted của thị trường chứng khoán Đài Loan giảm 94,2 điểm (1,27%) xuống 7.329,37 điểm.
Chỉ số S&P/ASX200 của thị trường chứng khoán Australia cũng giảm 44,2 điểm (1,02%) xuống 4.301,5 điểm.
Cùng ngày, chỉ số KOSPI của thị trường chứng khoán Hàn Quốc giảm 9,47 điểm (0,56%) xuống 1.698,29 điểm, trong đó dẫn đầu đà giảm trên ghị trường là cổ phiếu các nhà xuất khẩu và ngân hàng, như Hynix Semiconductor Inc và Shinhan Financial Group Co.
Trong tháng vừa qua, chỉ số KOSPi đã tăng 8% sau khi rơi xuống mức thấp nhất trong sáu tháng vào ngày 25/5.
Choi Seong-lak, nhà phân tích thị trường thuộc Công ty chứng khoán SK Securities, cho biết: "Do thị trường đã có bước tăng khá mạnh kể từ cuối tháng 5/2010, tôi không quá lo lắng về quy mô đợt sụt giảm hiện nay."
Tại thị trường chứng khoán Hongkong, chỉ số Hang Seng giảm 119,91 điểm (0,59%) xuống 20.128,99 điểm, trong khi chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Thượng Hải bị mất 28,68 điểm (1,18%) xuống chốt phiên ở mức 2.398,37 điểm, nối tiếp đà giảm 4% của phiên trước, khi tính thanh khoản thấp trên thị trường buộc các nhà đầu tư bán cổ phiếu để đón đợt chào bán cổ phiếu lần đầu quy mô lớn của Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc.
Castor Pang, Giám đốc phụ trách nghiên cứu của Công ty Cinda International ở Hongkong, cho biết hầu hết các nhà đầu tư hiện nay vẫn khá thận trọng và không sẵn sàng bỏ tiền trở lại thị trường.
Trong khi các nhà giao dịch đang nhìn thấy những vấn đề kinh tế ở khắp mọi nơi, ông Castor Pang tin rằng làn sóng bán tháo này có vẻ như là một hành động thái quá. Theo ông, kinh tế Mỹ có thể vẫn chưa xuống đến đáy và nó đang vào ổn định trong ngắn hạn./.
Các thị trường chứng khoán toàn cầu bắt đầu tuột dốc trước những lo ngại về tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sau khi Công ty nghiên cứu kinh doanh Mỹ Conference Board điều chỉnh giảm Chỉ số Kinh tế Hàng đầu tháng 4/2010 của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới từ 1,7% xuống 0,3%.
Trong thông báo sau đó, công ty này cũng cho biết lòng tin tiêu dùng tháng 6/2010 của Mỹ đã bất ngờ giảm từ 62,7 điểm tháng trước xuống 52,9 điểm, sau ba tháng tăng liên tiếp, giữa những bất ổn gia tăng về tình hình kinh tế Mỹ và nỗi lo về tình trạng thất nghiệp.
Ngoài ra, thúc đẩy làn sóng bán tháo trên các thị trường chứng khoán còn là những lo ngại về khả năng hệ thống tài chính châu Âu bị thiếu hụt hơn 100 tỷ euro trong bối cảnh các ngân hàng trong khu vực tiến hành hoàn trả cho Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) 442 tỷ euro các khoản vay khẩn cấp.
Tại Phố Wall phiên 29/6, chỉ số Dow Jones lần đầu tiên trong 20 phiên giao dịch đã rơi xuống dưới ngưỡng nhạy cảm về mặt tâm lý 10.000 điểm, khi giảm 268,22 điểm (2,65%) xuống 9.870,30 điểm.
Trong khi đó, chỉ số Nasdaq giảm 85,47 điểm (3,85%) xuống 2.135,18 điểm, và chỉ số S&P 500 giảm 33,33 điểm (3,1%) xuống 1.041,24 điểm.
Đáng chú ý trong phiên này là cổ phiếu Citigroup đã giảm tới 6,75% xuống 3,73 USD. Trong khi đó, tất cả 30 cổ phiếu blue-chip đều giảm giá, cổ phiếu của hãng sản xuất nhôm Alcoa giảm 6,26% xuống 10,34 USD và cổ phiếu của Boeing giảm 6,33% xuống 63,04 USD.
Cùng ngày tại châu Âu, các thị trường chứng khoán cũng giảm mạnh. Chỉ số FTSE 100 của thị trường chứng khoán London giảm 3,1% xuống 4.914,22 điểm.
Trong khi chỉ số CAC 40 của thị trường chứng khoán Paris mất 4,01% giá trị xuống đóng cửa ở mức 3.432,99 điểm.
Bước sang ngày 30/6, các thị trường chứng khoán châu Á tiếp tục nới rộng đà giảm điểm của phiên trước và kết thúc quý 2/2010 với mức giảm mạnh nhất kể từ sau vụ sụp đổ tập đoàn tài chính Lehman Brothers, khi giới đầu tư quay lưng lại với chứng khoán trước những lo ngại về sức khỏe ngành ngân hàng châu Âu.
Phiên này, chỉ số chứng khoán MSCI của khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 0,7%, nâng tổng mức giảm trong ba tháng qua lên gần 10% - mức giảm mạnh nhất kể từ quý 4/2008, thời điểm mà thị trường chứng khoán châu Á giảm tới 23%.
Tại thị trường chứng khoán Nhật Bản, chỉ số Nikkei đã rơi xuống mức thấp nhất trong bảy tháng, khi giảm 188,03 điểm (1,96%) xuống 9.382,64. Còn chỉ số Weighted của thị trường chứng khoán Đài Loan giảm 94,2 điểm (1,27%) xuống 7.329,37 điểm.
Chỉ số S&P/ASX200 của thị trường chứng khoán Australia cũng giảm 44,2 điểm (1,02%) xuống 4.301,5 điểm.
Cùng ngày, chỉ số KOSPI của thị trường chứng khoán Hàn Quốc giảm 9,47 điểm (0,56%) xuống 1.698,29 điểm, trong đó dẫn đầu đà giảm trên ghị trường là cổ phiếu các nhà xuất khẩu và ngân hàng, như Hynix Semiconductor Inc và Shinhan Financial Group Co.
Trong tháng vừa qua, chỉ số KOSPi đã tăng 8% sau khi rơi xuống mức thấp nhất trong sáu tháng vào ngày 25/5.
Choi Seong-lak, nhà phân tích thị trường thuộc Công ty chứng khoán SK Securities, cho biết: "Do thị trường đã có bước tăng khá mạnh kể từ cuối tháng 5/2010, tôi không quá lo lắng về quy mô đợt sụt giảm hiện nay."
Tại thị trường chứng khoán Hongkong, chỉ số Hang Seng giảm 119,91 điểm (0,59%) xuống 20.128,99 điểm, trong khi chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Thượng Hải bị mất 28,68 điểm (1,18%) xuống chốt phiên ở mức 2.398,37 điểm, nối tiếp đà giảm 4% của phiên trước, khi tính thanh khoản thấp trên thị trường buộc các nhà đầu tư bán cổ phiếu để đón đợt chào bán cổ phiếu lần đầu quy mô lớn của Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc.
Castor Pang, Giám đốc phụ trách nghiên cứu của Công ty Cinda International ở Hongkong, cho biết hầu hết các nhà đầu tư hiện nay vẫn khá thận trọng và không sẵn sàng bỏ tiền trở lại thị trường.
Trong khi các nhà giao dịch đang nhìn thấy những vấn đề kinh tế ở khắp mọi nơi, ông Castor Pang tin rằng làn sóng bán tháo này có vẻ như là một hành động thái quá. Theo ông, kinh tế Mỹ có thể vẫn chưa xuống đến đáy và nó đang vào ổn định trong ngắn hạn./.
Phương Thảo (TTXVN/Vietnam+)