Sau phiên biến động trái chiều hôm trước (12/12) trên các thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu, chứng khoán châu Á mở cửa phiên giao dịch ngày 13/12 cũng tăng giảm trái chiều do các nhà đầu tư vẫn lo ngại về triển vọng chưa có gì sáng sủa của vấn đề "vách đá tài chính" ở Mỹ, bất chấp việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vừa thông báo sẽ mở rộng chương trình mua trái phiếu nhằm thúc đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng trưởng mạnh mẽ hơn.
Ở chiều giảm là hai thị trường Hong Kong và Thượng Hải, với các mức giảm khá nhẹ, lần lượt là 0,59% và 2,36 điểm. Còn chiều tăng là thị trường Nhật Bản, với mức tăng khá mạnh là 1,59%, xuất phát từ việc đồng yên vẫn tiếp tục yếu đi, làm nhân tố hỗ trợ cho các nhà xuất khẩu nước này và khiến giới đầu tư đánh cược vào khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương Nhật Bản.
Đêm trước (12/12) tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall chủ yếu đi ngang sau khi Chủ tịch FED, ông Ben Bernanke, cảnh báo các chính trị gia nước Mỹ cần sớm đạt được đồng thuận để tránh cho nền kinh tế khỏi va vào "vách đá tài chính."
Trước đó, các cổ phiếu Phố Wall đã đồng loạt tăng tốc sau khi FED tuyên bố giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục 0-0,25%, đồng thời công bố chương trình mua trái phiếu mới trị giá 45 tỷ USD hàng tháng, thay thế chương trình hoán đổi trái phiếu chuẩn bị hết hạn vào cuối năm nay, nhằm hỗ trợ cho nền kinh tế đang phục hồi chậm chạp.
Tuy nhiên, sau khi ông Bernanke cảnh báo về vấn đề "vách đá tài chính" tại buổi họp báo sau cuộc họp của FED, thì làn sóng bán ra mạnh mẽ đã khiến các chỉ số quay đầu giảm điểm, trong đó Dow Jones Industrial Average chung cuộc để mất 2,99 điểm (0,02%) về 13.245,45 điểm, kết thúc chuỗi 5 phiên liên tiếp tăng điểm.
Hai chỉ số khác là S&P 500 và Nasdaq Composite lần lượt tăng 0,64 điểm (0,04%) lên 1.428,48 điểm và giảm 8,49 điểm (0,28%) xuống 3.013,81 điểm.
Cùng ngày tại châu Âu, các sàn chứng khoán lại chủ yếu đi lên nhờ động lực từ chương trình mua trái phiếu bổ sung mới 45 tỷ USD/tháng của FED, cùng việc Hy Lạp khởi động trở lại chương trình mua lại nợ theo như thỏa thuận với bộ ba chủ nợ của nước này là Liên minh châu Âu (EU), Qũy Tiền tệQuốc tế (IMF) và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB).
Đóng cửa phiên này, cả ba chỉ số chính của khu vực đều tăng điểm, trong đó FTSE 100 của Anh tăng 0,35% lên 5.945,85 điểm; DAX 30 của Đức tăng 0,33% lên 7.614,79 điểm - mức cao nhất của chỉ số này kể từ tháng 1/2008, và CAC 40 của Pháp có thêm 0,01% lên 3.646,66 điểm./.
Ở chiều giảm là hai thị trường Hong Kong và Thượng Hải, với các mức giảm khá nhẹ, lần lượt là 0,59% và 2,36 điểm. Còn chiều tăng là thị trường Nhật Bản, với mức tăng khá mạnh là 1,59%, xuất phát từ việc đồng yên vẫn tiếp tục yếu đi, làm nhân tố hỗ trợ cho các nhà xuất khẩu nước này và khiến giới đầu tư đánh cược vào khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương Nhật Bản.
Đêm trước (12/12) tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall chủ yếu đi ngang sau khi Chủ tịch FED, ông Ben Bernanke, cảnh báo các chính trị gia nước Mỹ cần sớm đạt được đồng thuận để tránh cho nền kinh tế khỏi va vào "vách đá tài chính."
Trước đó, các cổ phiếu Phố Wall đã đồng loạt tăng tốc sau khi FED tuyên bố giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục 0-0,25%, đồng thời công bố chương trình mua trái phiếu mới trị giá 45 tỷ USD hàng tháng, thay thế chương trình hoán đổi trái phiếu chuẩn bị hết hạn vào cuối năm nay, nhằm hỗ trợ cho nền kinh tế đang phục hồi chậm chạp.
Tuy nhiên, sau khi ông Bernanke cảnh báo về vấn đề "vách đá tài chính" tại buổi họp báo sau cuộc họp của FED, thì làn sóng bán ra mạnh mẽ đã khiến các chỉ số quay đầu giảm điểm, trong đó Dow Jones Industrial Average chung cuộc để mất 2,99 điểm (0,02%) về 13.245,45 điểm, kết thúc chuỗi 5 phiên liên tiếp tăng điểm.
Hai chỉ số khác là S&P 500 và Nasdaq Composite lần lượt tăng 0,64 điểm (0,04%) lên 1.428,48 điểm và giảm 8,49 điểm (0,28%) xuống 3.013,81 điểm.
Cùng ngày tại châu Âu, các sàn chứng khoán lại chủ yếu đi lên nhờ động lực từ chương trình mua trái phiếu bổ sung mới 45 tỷ USD/tháng của FED, cùng việc Hy Lạp khởi động trở lại chương trình mua lại nợ theo như thỏa thuận với bộ ba chủ nợ của nước này là Liên minh châu Âu (EU), Qũy Tiền tệQuốc tế (IMF) và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB).
Đóng cửa phiên này, cả ba chỉ số chính của khu vực đều tăng điểm, trong đó FTSE 100 của Anh tăng 0,35% lên 5.945,85 điểm; DAX 30 của Đức tăng 0,33% lên 7.614,79 điểm - mức cao nhất của chỉ số này kể từ tháng 1/2008, và CAC 40 của Pháp có thêm 0,01% lên 3.646,66 điểm./.
Thùy Chi (TTXVN)