Nối tiếp một màu xanh trải rộng trên khắp các sàn chứng khoán thế giới, từ Mỹ qua châu Âu, châu Á trong phiên giao dịch ngày 4/11, chứng khoán châu Á trong phiên cuối tuần ngày 5/11 lại tiếp tục đi lên mạnh mẽ nhờ "cú hích" 600 tỷ USD mà Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) quyết định bơm thêm vào nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Lượng tiền lớn hơn dự đoán của thị trường đã khiến các nhà đầu tư lạc quan vào triển vọng tăng trưởng mạnh hơn của nền kinh tế Mỹ.
Đây cũng là phiên tăng mạnh thứ hai liên tiếp của các thị trường chứng khoán châu Á, bất chấp động thái vung tiền của FED khiến các quan chức trong khu vực quan ngại về khả năng các nền kinh tế của châu lục này có thể bị "vỡ bong bóng."
Trong khi các ngân hàng trung ương cũng tỏ ra lo ngại về một "dòng tiền nóng" đổ vào các nền kinh tế đang phát triển của châu Á, khiến lạm phát tại khu vực gia tăng, đẩy sức ép lên vấn đề lãi suất và tỷ giá trong khu vực, cũng như gia tăng khả năng "bong bóng tài sản."
Một cố vấn của Ngân hàng trung ương Trung Quốc thậm chí còn cảnh báo chương trình nới lỏng tiền tệ mới này của Mỹ có thể sẽ làm bùng lên một cuộc khủng hoảng tài chính mới, theo đó các nước châu Á phải có các giải pháp siết chặt tiền tệ để ngăn không cho các dòng tiền nóng từ ngoài đổ vào các nền kinh tế của họ.
Tại Tokyo, chỉ số Nikkei tăng ấn tượng 2,86% (267,21điểm) lên 9.625,99 điểm, nhờ đồng USD không lao dốc mạnh như dự kiến - niềm an ủi lớn cho các nhà xuất khẩu Nhật Bản, bất chấp việc FED chuẩn bị bơm hàng trăm tỷ USD ra thị trường.
Các chỉ số chủ chốt khác trong khu vực cũng đều tăng mạnh, với Hang Seng của Hongkong tăng 341,19 điểm lên 24.876,82 điểm (+1,39%), Shanghai Composite Index của Trung Quốc tăng 42,56 điểm lên 3.129,50 điểm (+ 1,38%), Đài Bắc và Sydney lần lượt tăng 1,09% và 1,17%. Riêng hai thị trường Seoul và Manila là đi ngược lại với xu thế chung khi giảm 0,18% và 1,10%.
Các nhà giao dịch hiện đang đón đợi thông tin về số liệu việc làm của Mỹ, được công bố vào cuối ngày 5/11, mà theo dự báo, tỷ lệ thất nghiệp có thể vẫn ở mức cao 9,6%.
Các sàn chứng khoán châu Âu mở đầu phiên giao dịch ngày 5/11 cũng đang tạm "dẫn điểm" với FTSE 100 của Anh đang tăng 0,41%, DAX 30 của Đức tăng 0,13% và CAC 40 của Pháp có thêm 0,29%.
Trước đó, trong phiên ngày 4/11, các thị trường chủ chốt của châu Âu cũng đều tăng lên các mức cao nhất trong nhiều tháng qua, trong đó sàn Frankfurt của Đức và London của Anh lên mức cao nhất kể từ tháng 6/208, sàn Pari của Pháp có mức cao nhất trong bảy tháng qua.
Tại Mỹ, cả ba chỉ số chính của Phố Wall cũng tăng mạnh, trong đó Dow Jones leo lên mức cao nhất kể từ sau sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers vào tháng 9/2008, và đứng ở mức 11.434,84 điểm, tăng ngoạn mục 1,96%. Hai chỉ số S&P 500 và Nasdaq cũng tăng đầy ấn tượng lần lượt là 1,93% và 1,46%./.
Lượng tiền lớn hơn dự đoán của thị trường đã khiến các nhà đầu tư lạc quan vào triển vọng tăng trưởng mạnh hơn của nền kinh tế Mỹ.
Đây cũng là phiên tăng mạnh thứ hai liên tiếp của các thị trường chứng khoán châu Á, bất chấp động thái vung tiền của FED khiến các quan chức trong khu vực quan ngại về khả năng các nền kinh tế của châu lục này có thể bị "vỡ bong bóng."
Trong khi các ngân hàng trung ương cũng tỏ ra lo ngại về một "dòng tiền nóng" đổ vào các nền kinh tế đang phát triển của châu Á, khiến lạm phát tại khu vực gia tăng, đẩy sức ép lên vấn đề lãi suất và tỷ giá trong khu vực, cũng như gia tăng khả năng "bong bóng tài sản."
Một cố vấn của Ngân hàng trung ương Trung Quốc thậm chí còn cảnh báo chương trình nới lỏng tiền tệ mới này của Mỹ có thể sẽ làm bùng lên một cuộc khủng hoảng tài chính mới, theo đó các nước châu Á phải có các giải pháp siết chặt tiền tệ để ngăn không cho các dòng tiền nóng từ ngoài đổ vào các nền kinh tế của họ.
Tại Tokyo, chỉ số Nikkei tăng ấn tượng 2,86% (267,21điểm) lên 9.625,99 điểm, nhờ đồng USD không lao dốc mạnh như dự kiến - niềm an ủi lớn cho các nhà xuất khẩu Nhật Bản, bất chấp việc FED chuẩn bị bơm hàng trăm tỷ USD ra thị trường.
Các chỉ số chủ chốt khác trong khu vực cũng đều tăng mạnh, với Hang Seng của Hongkong tăng 341,19 điểm lên 24.876,82 điểm (+1,39%), Shanghai Composite Index của Trung Quốc tăng 42,56 điểm lên 3.129,50 điểm (+ 1,38%), Đài Bắc và Sydney lần lượt tăng 1,09% và 1,17%. Riêng hai thị trường Seoul và Manila là đi ngược lại với xu thế chung khi giảm 0,18% và 1,10%.
Các nhà giao dịch hiện đang đón đợi thông tin về số liệu việc làm của Mỹ, được công bố vào cuối ngày 5/11, mà theo dự báo, tỷ lệ thất nghiệp có thể vẫn ở mức cao 9,6%.
Các sàn chứng khoán châu Âu mở đầu phiên giao dịch ngày 5/11 cũng đang tạm "dẫn điểm" với FTSE 100 của Anh đang tăng 0,41%, DAX 30 của Đức tăng 0,13% và CAC 40 của Pháp có thêm 0,29%.
Trước đó, trong phiên ngày 4/11, các thị trường chủ chốt của châu Âu cũng đều tăng lên các mức cao nhất trong nhiều tháng qua, trong đó sàn Frankfurt của Đức và London của Anh lên mức cao nhất kể từ tháng 6/208, sàn Pari của Pháp có mức cao nhất trong bảy tháng qua.
Tại Mỹ, cả ba chỉ số chính của Phố Wall cũng tăng mạnh, trong đó Dow Jones leo lên mức cao nhất kể từ sau sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers vào tháng 9/2008, và đứng ở mức 11.434,84 điểm, tăng ngoạn mục 1,96%. Hai chỉ số S&P 500 và Nasdaq cũng tăng đầy ấn tượng lần lượt là 1,93% và 1,46%./.
Thùy Chi (TTXVN/Vietnam+)