Trong bối cảnh nỗi lo bao trùm các thị trường trên thế giới, hầu hết các thị trường chứng khoán ở châu Á đều nhuốm sắc đỏ trong phiên giao dịch 16/11, trong đó giảm sâu nhất là chứng khoán Thượng Hải.
Chứng khoán Thượng Hải có thêm một phiên giảm điểm nữa trong phiên 16/11 khi giới đầu tư lo ngại về khả năng Trung Quốc sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ.
Kết thúc phiên, chỉ số Composite (bao gồm cả cổ phiếu loại A và B) tại thị trường này đã giảm tới 3,98% (tương đương 119,88 điểm) xuống mức thấp nhất trong một tháng qua, với 2.894,54 điểm.
Sau khi giảm hơn 5% phiên cuối tuần trước, chứng khoán Thượng Hải đã hồi phục đôi chút trong phiên 15/11, song lại giảm giá trở lại phiên 16/11, sau khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc không ngừng cao giọng về tỷ lệ lạm phát trong nước (tháng 10/2010 đã tăng 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái) và điều này có thể khiến Trung Quốc phải thắt chặt chính sách tiền tệ để đối phó với lạm phát.
Chứng khoán Thượng Hải giảm điểm sâu đã kéo chứng khoán Hongkong đi xuống, làm chỉ số Hang Seng giảm 1,39%. Tại đây, giảm mạnh nhất là cổ phiếu của các công ty bất động sản đến từ đại lục như China Overseas Land và China Resources Land.
Cuối phiên 16/11, chỉ số Nikkei tại Tokyo giảm 30,41 điểm xuống 9.797,10 điểm, ngược với đà tăng lúc đầu phiên, mà nguyên nhân chủ yếu là do giới đầu tư tranh thủ bán ra kiếm lời.
Nỗi lo trên các thị trường thế giới ngày càng lớn thêm do hai nguyên nhân, đó là tình trạng nợ công quá cao ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và những chỉ trích về quyết định bơm 600 tỷ USD vào thị trường của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Những lo lắng này khiến chứng khoán Phố Wall hoạt động trì trệ trong phiên 15/11, cho dù kinh tế Mỹ có dấu hiệu vui khi doanh số bán lẻ tại nước này tăng mạnh trong tháng 10/2010./.
Chứng khoán Thượng Hải có thêm một phiên giảm điểm nữa trong phiên 16/11 khi giới đầu tư lo ngại về khả năng Trung Quốc sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ.
Kết thúc phiên, chỉ số Composite (bao gồm cả cổ phiếu loại A và B) tại thị trường này đã giảm tới 3,98% (tương đương 119,88 điểm) xuống mức thấp nhất trong một tháng qua, với 2.894,54 điểm.
Sau khi giảm hơn 5% phiên cuối tuần trước, chứng khoán Thượng Hải đã hồi phục đôi chút trong phiên 15/11, song lại giảm giá trở lại phiên 16/11, sau khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc không ngừng cao giọng về tỷ lệ lạm phát trong nước (tháng 10/2010 đã tăng 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái) và điều này có thể khiến Trung Quốc phải thắt chặt chính sách tiền tệ để đối phó với lạm phát.
Chứng khoán Thượng Hải giảm điểm sâu đã kéo chứng khoán Hongkong đi xuống, làm chỉ số Hang Seng giảm 1,39%. Tại đây, giảm mạnh nhất là cổ phiếu của các công ty bất động sản đến từ đại lục như China Overseas Land và China Resources Land.
Cuối phiên 16/11, chỉ số Nikkei tại Tokyo giảm 30,41 điểm xuống 9.797,10 điểm, ngược với đà tăng lúc đầu phiên, mà nguyên nhân chủ yếu là do giới đầu tư tranh thủ bán ra kiếm lời.
Nỗi lo trên các thị trường thế giới ngày càng lớn thêm do hai nguyên nhân, đó là tình trạng nợ công quá cao ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và những chỉ trích về quyết định bơm 600 tỷ USD vào thị trường của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Những lo lắng này khiến chứng khoán Phố Wall hoạt động trì trệ trong phiên 15/11, cho dù kinh tế Mỹ có dấu hiệu vui khi doanh số bán lẻ tại nước này tăng mạnh trong tháng 10/2010./.
Trang Nhung (TTXVN/Vietnam+)