Những con chuồn chuồn tre với đủ màu sắc, rất ngộ nghĩnh, sinh động, mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam - sản phẩm do những người thợ khuyết tật của công ty Trách nhiệm hữu hạn mỹ nghệ Thanh Sơn, Quảng Bình làm nên, sẽ "bay" sang Mỹ.
Anh Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc công ty cho biết, trong quý 2/2010 công ty sẽ xuất lô hàng 6.000 con chuồn chuồn tre sang Mỹ. Ngoài ra cũng có nhiều đơn vị ở các nước Cộng hòa Séc, Thụy Điển cũng đang làm thủ tục đặt hàng của công ty.
Trước đó, năm 2009, công ty đã xuất sang Mỹ hơn 3000 sản phẩm con chuồn chuồn tre.
Để những đứa trẻ khuyết tật làm nên những sản phẩm độc đáo này, anh Nguyễn Thanh Hải đã mang hết tâm huyết, tình thương yêu để dạy nghề cho các em.
Vốn là một cán bộ của Trung tâm nghiên cứu khoa học Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, anh Hải luôn trăn trở vì Quảng Bình rất thiếu đồ lưu niệm mang đậm bản sắc dân tộc để giới thiệu cho du khách nước ngoài khi họ đến tham quan Phong Nha Kẻ Bàng. Từ suy nghĩ đó, anh tìm tòi, học hỏi của nhiều người bạn để sản xuất nên những con chuồn chuồn tre, bướm tre, xích lô, nhà rông...
Năm 2008, anh quyết định mở công ty Trách nhiệm hữu hạn mỹ nghệ Thanh Sơn. Với suy nghĩ cần tạo việc làm cho những trẻ khuyết tật, anh được trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật giới thiệu những em đã học xong văn hóa. Nhưng khó khăn nhất cho anh Hải là các em sau khi đã học xong lại đi lang thang, thậm chí nhiều em đã vi phạm phát luật.
Không bỏ mặc, anh vẫn nhận các em về vừa cảm hóa, vừa dạy nghề cho các em. Anh thường xuyên gần gũi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, động viên các em và tận tình chỉ bảo cách làm cho các em.
Đến nay bình quân một ngày mỗi em làm được 50-60 sản phẩm, thu nhập 600.000-700.000 đồng/người/tháng.
Hiện nay sản phẩm mỹ nghệ của công ty Thanh Sơn do những trẻ khuyết tật làm ra không chỉ tiêu thụ mạnh tại khu du lịch Phong Nha Kẻ Bàng và nhiều tỉnh, thành phố phía Nam, mà còn "bay" sang châu Âu, Mỹ./.
Anh Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc công ty cho biết, trong quý 2/2010 công ty sẽ xuất lô hàng 6.000 con chuồn chuồn tre sang Mỹ. Ngoài ra cũng có nhiều đơn vị ở các nước Cộng hòa Séc, Thụy Điển cũng đang làm thủ tục đặt hàng của công ty.
Trước đó, năm 2009, công ty đã xuất sang Mỹ hơn 3000 sản phẩm con chuồn chuồn tre.
Để những đứa trẻ khuyết tật làm nên những sản phẩm độc đáo này, anh Nguyễn Thanh Hải đã mang hết tâm huyết, tình thương yêu để dạy nghề cho các em.
Vốn là một cán bộ của Trung tâm nghiên cứu khoa học Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, anh Hải luôn trăn trở vì Quảng Bình rất thiếu đồ lưu niệm mang đậm bản sắc dân tộc để giới thiệu cho du khách nước ngoài khi họ đến tham quan Phong Nha Kẻ Bàng. Từ suy nghĩ đó, anh tìm tòi, học hỏi của nhiều người bạn để sản xuất nên những con chuồn chuồn tre, bướm tre, xích lô, nhà rông...
Năm 2008, anh quyết định mở công ty Trách nhiệm hữu hạn mỹ nghệ Thanh Sơn. Với suy nghĩ cần tạo việc làm cho những trẻ khuyết tật, anh được trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật giới thiệu những em đã học xong văn hóa. Nhưng khó khăn nhất cho anh Hải là các em sau khi đã học xong lại đi lang thang, thậm chí nhiều em đã vi phạm phát luật.
Không bỏ mặc, anh vẫn nhận các em về vừa cảm hóa, vừa dạy nghề cho các em. Anh thường xuyên gần gũi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, động viên các em và tận tình chỉ bảo cách làm cho các em.
Đến nay bình quân một ngày mỗi em làm được 50-60 sản phẩm, thu nhập 600.000-700.000 đồng/người/tháng.
Hiện nay sản phẩm mỹ nghệ của công ty Thanh Sơn do những trẻ khuyết tật làm ra không chỉ tiêu thụ mạnh tại khu du lịch Phong Nha Kẻ Bàng và nhiều tỉnh, thành phố phía Nam, mà còn "bay" sang châu Âu, Mỹ./.
Trịnh Duy Hưng (Vietnam+)