Nghệ sỹ Nhân dân Đặng Thái Sơn đã có buổi biểu diễn đặc biệt chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Tối 1/10, công chúng đã được thưởng thức chương trình âm nhạc cổ điển được chờ đợi nhất trong năm 2010 với sự tham gia biểu diễn của Nghệ sỹ Nhân dân Đặng Thái Sơn cùng Dàn nhạc giao hưởng Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Carlos Cuesta (Tây Ban Nha).
Chương trình được mang tên "Hội nhập quốc tế - Hướng tới tương lai," chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Nghệ sỹ Nhân dân Đặng Thái Sơn và dàn nhạc biểu diễn bản concerto số 2 giọng Đô thứ viết cho piano và dàn nhạc của nhạc sĩ Sergei Rachmaninov (Nga) và bản giao hưởng số 9 giọng Rê thứ của nhạc sỹ thiên tài người Đức L.V Beethoven.
Theo nghệ sỹ Đặng Thái Sơn chia sẻ, bản concerto số 2 của Sergei Rachmaninov là bản nhạc phổ cập, được nhiều người biết đến tới tính chất quảng đại, phù hợp với các chương trình chào mừng lớn của như Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Đây cũng là bản nhạc có ý nghĩa lớn, đánh dấu bước ngoặt trong sự nghiệp âm nhạc của Nghệ sỹ Nhân dân Đặng Thái Sơn. Ông bắt đầu sự nghiệp âm nhạc năm 1975 chính bằng bản nhạc này khi là sinh viên trung cấp năm thứ hai Trường Nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam). Từ đó đến nay là vừa tròn 35 năm...
Bản concerto số 2 giọng Đô thứ viết cho piano và dàn nhạc gồm ba chương được nhạc sỹ S. Rachmaninov (1873-1943) viết vào năm 1901, biểu diễn lần đầu vào ngày 27/10/1901.
S. Rachmaninov là nhạc sỹ vĩ đại của thế giới với nhiều tác phẩm bất hủ trong kho tàng âm nhạc thế giới. Ông còn là một trong những nghệ sỹ biểu diễn piano xuất sắc với chính các tác phẩm của mình với nghệ thuật điêu luyện, đầy tính sáng tạo, phong cách riêng gây ấn tượng sâu sắc cho khán giả. Các sáng tác của ông phần lớn viết cho đàn piano, ngoài ra còn có giao hưởng, nhạc kịch, hòa tấu và các tác phẩm thanh nhạc...
Bản Giao hưởng số 9 của Beethoven là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất trong kho tàng âm nhạc nhân loại. Âm nhạc của Beethoven mang tư tưởng cách mạng tiên tiến, đấu tranh cho tự do, bình đẳng, bác ái.
Kho tàng sáng tác của Beethoven có hàng trăm tác phẩm bao gồm các thể loại giao hưởng, nhạc kịch, Concerto, tam tấu, tứ tấu, ngũ tấu, sonate viết cho piano, violon, kèn. Riêng thể loại giao hưởng, mặc dù nhạc sỹ thiên tài chỉ sáng tác chín bản giao hưởng nhưng tất cả đều là đỉnh cao âm nhạc trường phái cổ điển Vienna (thế kỷ 18), tạo tiền đề cho các nhạc sỹ trường phái lãng mạn tiếp tục phát triển thể loại này.
Bản giao hưởng số 9 giọng Rê thứ là tác phẩm giao hưởng đạt được độ hoành tráng nhất của kho tàng âm nhạc nhân loại, là sự đúc kết ý tưởng và kinh nghiệm trong sự nghiệp sáng tác của Beethoven.
Ông đã đưa vào tác phẩm dàn hợp xướng và đơn ca phổ nhạc từ bài thơ “Hướng tới niềm vui” của nhà thơ Schiller. Bản giao hưởng gồm bốn chương, viết không theo quy luật của giao hưởng cổ điển mà được sắp xếp để phục vụ ý tưởng xuyên suốt của tác phẩm là ca ngợi tự do, bình đẳng, tình đoàn kết.
Ngày nay, bản giao hưởng số 9 luôn là tiết mục không thể thiếu được của các dàn nhạc giao hưởng nổi tiếng, thường được biểu diễn khai mạc các các chương trình kỷ niệm sự kiện lớn trên toàn thế giới.
Là nghệ sỹ xuất sắc của thời đại, Nghệ sỹ Nhân dân Đặng Thái Sơn đã vươn lên vị trí hàng đầu của âm nhạc thế giới vào tháng 10 năm 1980, khi ông giành giải Nhất và Huy chương Vàng của cuộc thi piano F.Chopin quốc tế lần thứ 10 ở Varsava (Ba Lan).
Đó cũng là lần đầu tiên một nghệ sỹ châu Á đạt giải Nhất trong một cuộc thi piano quốc tế đỉnh cao.
Đến nay, Nghệ sỹ Nhân dân Đặng Thái Sơn đã biểu diễn tại các phòng hòa nhạc hàng đầu ở hơn 40 nước trên thế giới; thu thanh với nhiều hãng băng đĩa nổi tiếng trên thế giới.../.
Tối 1/10, công chúng đã được thưởng thức chương trình âm nhạc cổ điển được chờ đợi nhất trong năm 2010 với sự tham gia biểu diễn của Nghệ sỹ Nhân dân Đặng Thái Sơn cùng Dàn nhạc giao hưởng Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Carlos Cuesta (Tây Ban Nha).
Chương trình được mang tên "Hội nhập quốc tế - Hướng tới tương lai," chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Nghệ sỹ Nhân dân Đặng Thái Sơn và dàn nhạc biểu diễn bản concerto số 2 giọng Đô thứ viết cho piano và dàn nhạc của nhạc sĩ Sergei Rachmaninov (Nga) và bản giao hưởng số 9 giọng Rê thứ của nhạc sỹ thiên tài người Đức L.V Beethoven.
Theo nghệ sỹ Đặng Thái Sơn chia sẻ, bản concerto số 2 của Sergei Rachmaninov là bản nhạc phổ cập, được nhiều người biết đến tới tính chất quảng đại, phù hợp với các chương trình chào mừng lớn của như Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Đây cũng là bản nhạc có ý nghĩa lớn, đánh dấu bước ngoặt trong sự nghiệp âm nhạc của Nghệ sỹ Nhân dân Đặng Thái Sơn. Ông bắt đầu sự nghiệp âm nhạc năm 1975 chính bằng bản nhạc này khi là sinh viên trung cấp năm thứ hai Trường Nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam). Từ đó đến nay là vừa tròn 35 năm...
Bản concerto số 2 giọng Đô thứ viết cho piano và dàn nhạc gồm ba chương được nhạc sỹ S. Rachmaninov (1873-1943) viết vào năm 1901, biểu diễn lần đầu vào ngày 27/10/1901.
S. Rachmaninov là nhạc sỹ vĩ đại của thế giới với nhiều tác phẩm bất hủ trong kho tàng âm nhạc thế giới. Ông còn là một trong những nghệ sỹ biểu diễn piano xuất sắc với chính các tác phẩm của mình với nghệ thuật điêu luyện, đầy tính sáng tạo, phong cách riêng gây ấn tượng sâu sắc cho khán giả. Các sáng tác của ông phần lớn viết cho đàn piano, ngoài ra còn có giao hưởng, nhạc kịch, hòa tấu và các tác phẩm thanh nhạc...
Bản Giao hưởng số 9 của Beethoven là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất trong kho tàng âm nhạc nhân loại. Âm nhạc của Beethoven mang tư tưởng cách mạng tiên tiến, đấu tranh cho tự do, bình đẳng, bác ái.
Kho tàng sáng tác của Beethoven có hàng trăm tác phẩm bao gồm các thể loại giao hưởng, nhạc kịch, Concerto, tam tấu, tứ tấu, ngũ tấu, sonate viết cho piano, violon, kèn. Riêng thể loại giao hưởng, mặc dù nhạc sỹ thiên tài chỉ sáng tác chín bản giao hưởng nhưng tất cả đều là đỉnh cao âm nhạc trường phái cổ điển Vienna (thế kỷ 18), tạo tiền đề cho các nhạc sỹ trường phái lãng mạn tiếp tục phát triển thể loại này.
Bản giao hưởng số 9 giọng Rê thứ là tác phẩm giao hưởng đạt được độ hoành tráng nhất của kho tàng âm nhạc nhân loại, là sự đúc kết ý tưởng và kinh nghiệm trong sự nghiệp sáng tác của Beethoven.
Ông đã đưa vào tác phẩm dàn hợp xướng và đơn ca phổ nhạc từ bài thơ “Hướng tới niềm vui” của nhà thơ Schiller. Bản giao hưởng gồm bốn chương, viết không theo quy luật của giao hưởng cổ điển mà được sắp xếp để phục vụ ý tưởng xuyên suốt của tác phẩm là ca ngợi tự do, bình đẳng, tình đoàn kết.
Ngày nay, bản giao hưởng số 9 luôn là tiết mục không thể thiếu được của các dàn nhạc giao hưởng nổi tiếng, thường được biểu diễn khai mạc các các chương trình kỷ niệm sự kiện lớn trên toàn thế giới.
Là nghệ sỹ xuất sắc của thời đại, Nghệ sỹ Nhân dân Đặng Thái Sơn đã vươn lên vị trí hàng đầu của âm nhạc thế giới vào tháng 10 năm 1980, khi ông giành giải Nhất và Huy chương Vàng của cuộc thi piano F.Chopin quốc tế lần thứ 10 ở Varsava (Ba Lan).
Đó cũng là lần đầu tiên một nghệ sỹ châu Á đạt giải Nhất trong một cuộc thi piano quốc tế đỉnh cao.
Đến nay, Nghệ sỹ Nhân dân Đặng Thái Sơn đã biểu diễn tại các phòng hòa nhạc hàng đầu ở hơn 40 nước trên thế giới; thu thanh với nhiều hãng băng đĩa nổi tiếng trên thế giới.../.
Thanh Giang (TTXVN/Vietnam+)