Với những câu chuyện chân thực, xúc động do các nhân chứng kể lại, chương trình giao lưu nghệ thuật “Khắc phục hậu quả bom mìn vì bình yên cuộc sống” diễn ra tại Hà Nội tối 4/4 đã một lần nữa giúp khán giả cả nước biết thêm về sự nguy hiểm, hậu quả nặng nề do bom mìn, vật liệu nổ gây ra cho con người.
Đó là câu chuyện của Hồ Văn Lai, 20 tuổi, sinh sống ở thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Sinh ra khỏe mạnh, nhưng bom, mìn, vật liệu nổ sau chiến tranh đã khiến Lai mất đi nhiều phần thân thể. Hai trong số những người chơi cùng hôm đó đã vĩnh viễn ra đi, còn Lai và một người khác bị thương rất nặng.
Tai nạn này khiến Lai bị gián đoạn việc học tập suốt bốn năm trời, mắt rất kém, mọi công việc sinh hoạt cá nhân đều phụ thuộc vào bố mẹ. Nhưng không vì thế mà Hồ Văn Lai bỏ học. Sau thời gian dài điều trị vết thương, trở lại trường, Lai đã tích cực tuyên truyền tới bạn bè về sự nguy hiểm của bom mìn.
Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã tới dự chương trình và trao quà tặng cho anh Hồ Văn Lai.
Tham gia cuộc giao lưu còn có anh Nguyễn Quốc Tịnh, tới từ huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Anh đã hai lần bị tai nạn bom mìn, lần đầu khi mới 12 tuổi, bị mất một bên tay trái. Lần tai nạn thứ hai vào năm 2008, cánh tay còn lại cùng một bên mắt của anh không còn nữa. Gánh nặng gia đình lại một lần nữa đè nặng lên vai người vợ của anh...
Anh hùng Lực lượng vũ tranh nhân dân La Thị Tám (Hà Tĩnh) - người trực tiếp cắm cờ trên các quả bom chưa nổ để báo hiệu cho xe qua trong chiến tranh chống Mỹ tại chiến trường Khe Sanh, nhân vật chính trong bài hát "Người con gái sông La" nổi tiếng, đã tham gia giao lưu trong chương trình.
35 năm sau chiến tranh, hậu quả do bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại vẫn thường xuyên gây tai nạn cho người dân. Chỉ tính riêng sáu tỉnh miền Trung, gồm Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Quảng Ngãi đã có trên 22.800 nạn nhân thương vong do bom mìn.
Công việc rà phá bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh đã được các cấp, các ngành chức năng thực hiện liên tục trong nhiều năm qua. Bên cạnh đó, nhiều đơn vị, tổ chức cũng đã xây dựng các chương trình hành động cụ thể, chung tay cùng cộng đồng xã hội giảm thiểu tai nạn, hậu quả do bom mìn gây ra.
Một trong những mô hình khắc phục hậu quả bom mìn hiệu quả đang được Đoàn thanh niên huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị thực hiện, kết hợp việc tuyên truyền phòng tránh tai nạn do bom, mìn, vật liệu nổ với việc đào tạo tình nguyện tại viên thôn bản của 10 xã thuộc huyện Hướng Hóa.
Thời gian tới, Đoàn Thanh niên huyện Hướng Hóa mong muốn được hỗ trợ để sản xuất các videoclip và bản tin phát thanh bằng tiếng Pa Cô và Vân Kiều tuyên truyền tới bà con dân tộc thiểu số trong huyện bên cạnh tuyên truyền trực tiếp...
Nhân chương trình giao lưu này, ban tổ chức đã tặng 200 xe lăn, 50 triệu đồng do các đơn vị hảo tâm giúp đỡ cho nạn nhân bom mìn và người tàn tật khu vực miền Trung, Tây Nguyên.
Chương trình giao lưu do Báo Quân đội Nhân dân, Trung tâm công nghệ xử lý bom mìn (Bộ Tư lệnh công binh), Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC phối hợp tổ chức nhân ngày Thế giới phòng chống bom mìn 4/4./.
Đó là câu chuyện của Hồ Văn Lai, 20 tuổi, sinh sống ở thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Sinh ra khỏe mạnh, nhưng bom, mìn, vật liệu nổ sau chiến tranh đã khiến Lai mất đi nhiều phần thân thể. Hai trong số những người chơi cùng hôm đó đã vĩnh viễn ra đi, còn Lai và một người khác bị thương rất nặng.
Tai nạn này khiến Lai bị gián đoạn việc học tập suốt bốn năm trời, mắt rất kém, mọi công việc sinh hoạt cá nhân đều phụ thuộc vào bố mẹ. Nhưng không vì thế mà Hồ Văn Lai bỏ học. Sau thời gian dài điều trị vết thương, trở lại trường, Lai đã tích cực tuyên truyền tới bạn bè về sự nguy hiểm của bom mìn.
Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã tới dự chương trình và trao quà tặng cho anh Hồ Văn Lai.
Tham gia cuộc giao lưu còn có anh Nguyễn Quốc Tịnh, tới từ huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Anh đã hai lần bị tai nạn bom mìn, lần đầu khi mới 12 tuổi, bị mất một bên tay trái. Lần tai nạn thứ hai vào năm 2008, cánh tay còn lại cùng một bên mắt của anh không còn nữa. Gánh nặng gia đình lại một lần nữa đè nặng lên vai người vợ của anh...
Anh hùng Lực lượng vũ tranh nhân dân La Thị Tám (Hà Tĩnh) - người trực tiếp cắm cờ trên các quả bom chưa nổ để báo hiệu cho xe qua trong chiến tranh chống Mỹ tại chiến trường Khe Sanh, nhân vật chính trong bài hát "Người con gái sông La" nổi tiếng, đã tham gia giao lưu trong chương trình.
35 năm sau chiến tranh, hậu quả do bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại vẫn thường xuyên gây tai nạn cho người dân. Chỉ tính riêng sáu tỉnh miền Trung, gồm Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Quảng Ngãi đã có trên 22.800 nạn nhân thương vong do bom mìn.
Công việc rà phá bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh đã được các cấp, các ngành chức năng thực hiện liên tục trong nhiều năm qua. Bên cạnh đó, nhiều đơn vị, tổ chức cũng đã xây dựng các chương trình hành động cụ thể, chung tay cùng cộng đồng xã hội giảm thiểu tai nạn, hậu quả do bom mìn gây ra.
Một trong những mô hình khắc phục hậu quả bom mìn hiệu quả đang được Đoàn thanh niên huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị thực hiện, kết hợp việc tuyên truyền phòng tránh tai nạn do bom, mìn, vật liệu nổ với việc đào tạo tình nguyện tại viên thôn bản của 10 xã thuộc huyện Hướng Hóa.
Thời gian tới, Đoàn Thanh niên huyện Hướng Hóa mong muốn được hỗ trợ để sản xuất các videoclip và bản tin phát thanh bằng tiếng Pa Cô và Vân Kiều tuyên truyền tới bà con dân tộc thiểu số trong huyện bên cạnh tuyên truyền trực tiếp...
Nhân chương trình giao lưu này, ban tổ chức đã tặng 200 xe lăn, 50 triệu đồng do các đơn vị hảo tâm giúp đỡ cho nạn nhân bom mìn và người tàn tật khu vực miền Trung, Tây Nguyên.
Chương trình giao lưu do Báo Quân đội Nhân dân, Trung tâm công nghệ xử lý bom mìn (Bộ Tư lệnh công binh), Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC phối hợp tổ chức nhân ngày Thế giới phòng chống bom mìn 4/4./.
Thanh Giang (Vietnam+)