Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát khẳng định, sau 3 năm thực hiện tại 11 xã chỉ đạo điểm, Chương trình xây dựng nông thôn mới đã đạt được kết quả khả quan.
Tại Hội nghị tổng kết thí điểm mô hình nông thôn mới giai đoạn 2009-2011 diễn ra ngày 13/1 tại Hà Nội, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết cơ sở hạ tầng tại các xã điểm đều được cải tạo với khoảng 80% đường nông thôn được làm mới; 60% đường ngõ xóm được cứng hóa. Về thủy lợi, đã có hơn 100 công trình thủy lợi được nâng cấp làm mới. Tỷ lệ hộ dùng điện được nâng lên 99%. Hầu hết các xã đều phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương và yêu cầu của thị trường để chọn cây trồng, vật nuôi và ngành nghề phù hợp, tăng thu nhập người dân lên 60%.
Bên cạnh đó, các tiêu chí về văn hóa xã hội, môi trường cảnh quan cũng được triển khai hiệu quả. Trong 3 năm, các xã đã cử được gần 50 cán bộ đi học trung cấp, 25 cán bộ đi học đại học tại chức. 11 Đảng bộ xã làm điểm đều đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh, chính quyền được công nhận vững mạnh, các đoàn thể đều đạt danh hiệu tiên tiến.
Tổng số vốn đã huy động cho triển khai chương trình của 11 xã được khoảng 2.523 tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước chiếm 31%. Quá trình triển khai, người dân các xã đã tự đóng góp tiền, công sức, đất, vật liệu… để xây dựng các công trình công cộng.
Qua thảo luận, hội nghị đánh giá kết quả đạt được ở mỗi xã tuy khác nhau, nhưng đến nay cơ bản đã hình thành được mô hình thực tiễn theo Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới. Nhiều xã trở thành điểm đến tham quan học tập nghiên cứu của cán bộ, nhân dân cả nước.
Tuy nhiên, các đại biểu cũng chỉ rõ những hạn chế trong quá trình thực hiện, cần được khắc phục kịp thời, như một số kết quả về cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện; kết quả về sản xuất, thu nhập, văn hóa, môi trường còn chưa thật vững chắc. Sản xuất tại các địa phương vẫn là quy mô nhỏ, lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Đời sống nhân dân được nâng lên nhưng vẫn nhiều khó khăn, nếu không được tiếp tục đầu tư, củng cố nâng cấp thì mô hình đạt được còn chưa hoàn chỉnh, khó bền vững.
Các đại biểu cho rằng, để chương trình triển khai được hiệu quả, cần làm tốt công tác tuyên truyền, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở cũng như những cách làm sáng tạo, đa dạng hóa việc huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là huy động hệ thống chính trị tham gia...
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định qua 3 năm thực hiện, Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo các tỉnh ủy, thành ủy, ban quản lý các xã điểm với ý thức trách nhiệm cao đã hoạt động năng động sáng tạo với sự tham gia tích cực của các bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương, đặc biệt là của hệ thống chính trị và nhân dân các xã điểm, do đó đã cơ bản đạt được mục tiêu chương trình đề ra.
Chủ tịch nước nhận định, ban đầu một số tỉnh, xã còn lúng túng, sau khi được hướng dẫn chỉ đạo, việc thực hiện dần đi vào nề nếp và ngày càng có kết quả tốt hơn. Về cơ bản chương trình đạt được mục tiêu do Ban Bí thư đề ra, hình thành bước đầu được mô hình nông thôn mới. Trên thực tế 9/11 xã cơ bản hình thành được 9/19 tiêu chí. Qua thí điểm, các địa phương đã rút được kinh nghiệm về phương pháp, cách làm, cơ chế, chính sách và khảo nghiệm bộ tiêu chí nông thôn mới để triển khai ra diện rộng khi được yêu cầu.
Chủ tịch nước nêu rõ, mô hình tuy đã hình thành nhưng một số nội dung còn chưa hoàn chỉnh, chưa bền vững. Một số nội dung trong chương trình triển khai còn chậm, việc phát huy vai trò làm chủ của nhân dân địa phương tham gia còn chưa được quy chế hóa.
Chủ tịch nước gợi mở các vấn đề cần rút ra sau 3 năm thực hiện chương trình, như một số tiêu chí cần được nghiên cứu để điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với thực tế mỗi vùng khác nhau. Trong công tác tuyên truyền, cần giúp người dân hiểu rõ xây dựng nông thôn mới là chương trình phát triển toàn diện kinh tế, không phải là dự án đầu tư cơ sở hạ tầng. Mỗi địa phương cần có cách làm phù hợp, sáng tạo, không trông chờ ỷ lại nhưng không nóng vội chạy theo thành tích.
Chủ tịch nước đề nghị sau Hội nghị, các tỉnh ủy, thành ủy tiếp tục chỉ đạo để hoàn thiện mô hình nông thôn mới ở các xã điểm để hoàn chỉnh mô hình. Từ kết quả thí điểm, các bộ, ngành Trung ương hướng dẫn việc thực hiện tiêu chí, nghiên cứu để chuẩn bị, điều chỉnh bổ sung một số tiêu chí nông thôn mới cho phù hợp với thực tiễn các vùng, địa phương, hoàn thiện cơ chế chính sách và thể chế, hướng dẫn về phương pháp, cách làm giúp Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia nhân ra diện rộng.
Tại Hội nghị, Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới Trung ương đã trao bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 10 tập thể, 14 cá nhân xuất sắc./.
Tại Hội nghị tổng kết thí điểm mô hình nông thôn mới giai đoạn 2009-2011 diễn ra ngày 13/1 tại Hà Nội, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết cơ sở hạ tầng tại các xã điểm đều được cải tạo với khoảng 80% đường nông thôn được làm mới; 60% đường ngõ xóm được cứng hóa. Về thủy lợi, đã có hơn 100 công trình thủy lợi được nâng cấp làm mới. Tỷ lệ hộ dùng điện được nâng lên 99%. Hầu hết các xã đều phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương và yêu cầu của thị trường để chọn cây trồng, vật nuôi và ngành nghề phù hợp, tăng thu nhập người dân lên 60%.
Bên cạnh đó, các tiêu chí về văn hóa xã hội, môi trường cảnh quan cũng được triển khai hiệu quả. Trong 3 năm, các xã đã cử được gần 50 cán bộ đi học trung cấp, 25 cán bộ đi học đại học tại chức. 11 Đảng bộ xã làm điểm đều đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh, chính quyền được công nhận vững mạnh, các đoàn thể đều đạt danh hiệu tiên tiến.
Tổng số vốn đã huy động cho triển khai chương trình của 11 xã được khoảng 2.523 tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước chiếm 31%. Quá trình triển khai, người dân các xã đã tự đóng góp tiền, công sức, đất, vật liệu… để xây dựng các công trình công cộng.
Qua thảo luận, hội nghị đánh giá kết quả đạt được ở mỗi xã tuy khác nhau, nhưng đến nay cơ bản đã hình thành được mô hình thực tiễn theo Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới. Nhiều xã trở thành điểm đến tham quan học tập nghiên cứu của cán bộ, nhân dân cả nước.
Tuy nhiên, các đại biểu cũng chỉ rõ những hạn chế trong quá trình thực hiện, cần được khắc phục kịp thời, như một số kết quả về cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện; kết quả về sản xuất, thu nhập, văn hóa, môi trường còn chưa thật vững chắc. Sản xuất tại các địa phương vẫn là quy mô nhỏ, lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Đời sống nhân dân được nâng lên nhưng vẫn nhiều khó khăn, nếu không được tiếp tục đầu tư, củng cố nâng cấp thì mô hình đạt được còn chưa hoàn chỉnh, khó bền vững.
Các đại biểu cho rằng, để chương trình triển khai được hiệu quả, cần làm tốt công tác tuyên truyền, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở cũng như những cách làm sáng tạo, đa dạng hóa việc huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là huy động hệ thống chính trị tham gia...
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định qua 3 năm thực hiện, Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo các tỉnh ủy, thành ủy, ban quản lý các xã điểm với ý thức trách nhiệm cao đã hoạt động năng động sáng tạo với sự tham gia tích cực của các bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương, đặc biệt là của hệ thống chính trị và nhân dân các xã điểm, do đó đã cơ bản đạt được mục tiêu chương trình đề ra.
Chủ tịch nước nhận định, ban đầu một số tỉnh, xã còn lúng túng, sau khi được hướng dẫn chỉ đạo, việc thực hiện dần đi vào nề nếp và ngày càng có kết quả tốt hơn. Về cơ bản chương trình đạt được mục tiêu do Ban Bí thư đề ra, hình thành bước đầu được mô hình nông thôn mới. Trên thực tế 9/11 xã cơ bản hình thành được 9/19 tiêu chí. Qua thí điểm, các địa phương đã rút được kinh nghiệm về phương pháp, cách làm, cơ chế, chính sách và khảo nghiệm bộ tiêu chí nông thôn mới để triển khai ra diện rộng khi được yêu cầu.
Chủ tịch nước nêu rõ, mô hình tuy đã hình thành nhưng một số nội dung còn chưa hoàn chỉnh, chưa bền vững. Một số nội dung trong chương trình triển khai còn chậm, việc phát huy vai trò làm chủ của nhân dân địa phương tham gia còn chưa được quy chế hóa.
Chủ tịch nước gợi mở các vấn đề cần rút ra sau 3 năm thực hiện chương trình, như một số tiêu chí cần được nghiên cứu để điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với thực tế mỗi vùng khác nhau. Trong công tác tuyên truyền, cần giúp người dân hiểu rõ xây dựng nông thôn mới là chương trình phát triển toàn diện kinh tế, không phải là dự án đầu tư cơ sở hạ tầng. Mỗi địa phương cần có cách làm phù hợp, sáng tạo, không trông chờ ỷ lại nhưng không nóng vội chạy theo thành tích.
Chủ tịch nước đề nghị sau Hội nghị, các tỉnh ủy, thành ủy tiếp tục chỉ đạo để hoàn thiện mô hình nông thôn mới ở các xã điểm để hoàn chỉnh mô hình. Từ kết quả thí điểm, các bộ, ngành Trung ương hướng dẫn việc thực hiện tiêu chí, nghiên cứu để chuẩn bị, điều chỉnh bổ sung một số tiêu chí nông thôn mới cho phù hợp với thực tiễn các vùng, địa phương, hoàn thiện cơ chế chính sách và thể chế, hướng dẫn về phương pháp, cách làm giúp Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia nhân ra diện rộng.
Tại Hội nghị, Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới Trung ương đã trao bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 10 tập thể, 14 cá nhân xuất sắc./.
Hoàng Giang (TTXVN/Vietnam+)