Chụp hành tinh giống Mặt Trời trong dải Ngân hà

Các nhà khoa học chụp được hình ảnh trực tiếp của một hành tinh giống Mặt Trời trong dải Ngân Hà nhờ kính thiên văn vũ trụ Sabaru.
Ngày 4/12, nhóm các nhà khoa học Mỹ, Canada, Đức và Nhật Bản cho biết, họ đã chụp được hình ảnh trực tiếp đầu tiên của một hành tinh giống như Trái đất đang quay quanh một hành tinh khác giống Mặt Trời trong dải Ngân Hà nhờ kính thiên văn vũ trụ Sabaru trên đảo Hawaii mới được đưa vào sử dụng để săn tìm các ngôi sao mới.

Các nhà thiên văn quốc tế xác định, hành tinh giống như Trái Đất cách chúng ta 50 năm ánh sáng và cách ngôi sao mà nó quay quanh gấp khoảng 29 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời, đồng thời có lượng vật chất lớn hơn sao Mộc khoảng 10-40 lần.

Tuy nhiên, họ cũng chưa xác định được đây là một hành tinh lớn hay chỉ là một hành tinh lùn màu nâu được coi là ngôi sao đang chết.

Hành tinh có kích thước gấp sao Mộc từ 13 lần trở lên được coi là các ngôi sao lùn nâu. Những ngôi sao lùn nâu quay quanh ngôi sao giống như Mặt Trời là hiện tượng cực kỳ hiếm thấy trong vũ trụ.

Các nhà thiên văn quốc tế cũng xác định ngôi sao giống như Mặt Trời mà hành tinh này quay quanh có lượng vật chất và nhiệt độ bề mặt giống như Mặt Trời. Đây cũng là hệ hành tinh giống như Hệ Mặt Trời.

Tuy nhiên, các nhà thiên văn quốc tế khẳng định việc hành tinh giống như Trái Đất có thể quay quanh Mặt Trời của nó ở vị trí như họ vừa xác định mâu thuẫn với tư duy khoa học thiên văn truyền thống về sự hình thành các hành tinh.

Theo tư duy này, hầu hết các hành tinh lớn như Trái Đất có thể ở gần hơn hoặc ở xa hơn ngôi sao mà nó quay quanh nhưng không thể ở vị thế như hành tinh vừa phát hiện.

Alan Boss, nhà thiên văn thuộc Viện Khoa học Carnegie của Mỹ nhấn mạnh, trên thực tế phát hiện này nhắc nhở các nhà thiên văn thế giới rằng tri thức khoa học thiên văn hiện đại vẫn biết rất ít về các hành tinh khí khổng lồ và các ngôi sao lùn nâu quay quanh các ngôi sao của chúng./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục