Đâu đó đã xuất hiện những mối nghi ngờ khi đội U23 Việt Nam thắng vất vả U23 Lào ở lượt trận cuối cùng vòng bảng, cho dù cặp đôi Quyết – Thắng (Văn Thắng – Văn Quyết) cùng lập công.
Kể cả khi khả năng “bán độ” được loại trừ hoàn toàn, như khẳng định của huấn luyện viên Falko Goetz, thì niềm tin mà người hâm mộ đặt U23 Việt Nam cũng đã bị giảm sút phần nào. Bởi với màn trình diễn nghèo nàn như thế ở vòng bảng, nhất là những hạn chế về khả năng dứt điểm, liệu U23 Việt Nam có vượt qua được thử thách trên chảo lửa Bung Karno trước đội chủ nhà U23 Indonesia vào tối nay?
Giả sử đội quân của ông Falko Goetz không đạt được mục tiêu giành huy chương vàng - chiếc huy chương chúng ta đã chờ đợi suốt 52 năm qua, thì điều đầu tiên nhiều người nghĩ tới sẽ không phải là số phận của huấn luyện viên người Đức, mà sẽ là khoản tiền thưởng kỷ lục 1 triệu USD “bầu Đức” hứa thưởng cho toàn đội trước ngày lên đường. Đấy là con số khổng lồ ngay cả đối với những nền bóng đá lớn, chứ không phải một nền bóng đá nằm ở vùng trũng của bóng đá thế giới như Việt Nam.
Thế nên, cũng sẽ có người đặt câu hỏi, liệu đội bóng đá có xứng đáng với mức thưởng lớn đến vậy dù liên tục khiến người hâm mộ thất vọng trong suốt cả giai đoạn đấu bảng?
Trong khi đó, ở SEA Games lần này, người hâm mộ nước nhà đã thực sự nức lòng trước chiến công lịch sử của các vận động viên từ những môn thể thao khác. Đã hơn 70 lần, quốc thiều Việt Nam vang lên tại các sàn đấu ở Palembang và ngay cả các đối thủ cũng phải ngả mũ thàn phục trước những chiến công của Quý Phước, Hà Thanh, Ngân Thương hay Thanh Hằng.
[Toàn cảnh SEA Games 26]
Thậm chí, có những chiếc HCB, HCĐ cũng được đánh giá là quý như “vàng,” khi trở thành biểu trưng cho những tấm gương về tính bền bỉ, hay sự hy sinh thầm lặng, như của Nguyễn Thị Phương hay Nguyễn Đình Cương. Trên các diễn đàn thể thao, người hâm mộ đã gọi đó là những chiếc “huy chương kim cương,” đong đầy những giọt mồ hôi, nước mắt, và cả máu nữa.
Vậy mà những con người ấy cùng lắm là cũng chỉ được thưởng vài triệu đồng, theo quy định của ngành thể thao. Nghĩa là chỉ đủ để mua quà cho người thân, cho “các anh, các chú đã tạo điều kiện để họ phấn đấu.”
Dĩ nhiên, thật khó mà đưa ra so sánh giữa bóng đá với các môn thể thao khác. Bởi bóng đá bao giờ cũng là “Vua,” cũng chỉ có bóng đá mới có thể tạo nên cảnh hàng triệu người đổ ra đường vẫy cờ đỏ sao vàng mỗi khi đội nhà giành chiến thắng. Hơn thế nữa, đã hơn nửa thế kỷ qua, chúng ta vẫn vẫn được được nếm “mùi vị vàng” ở môn bóng đá. Nên nếu đội U23 giành được chiếc HCV thì chiếc huy chương đó sẽ cực kỳ đáng giá.
[Toàn cảnh môn bóng đá ở SEA Games 26]
Tuy vậy, cũng chính vì lý do đó mà người hâm mộ có quyền đòi hỏi nhiều hơn từ các cầu thủ bóng đá. Và sẽ thật đáng trách nếu như niềm tin của người hâm mộ lại bị phản bội một lần nữa, bởi những ký ức ở Bacolod năm nào vẫn còn đang ám ảnh nhiều người.
Dĩ nhiên, số đông vẫn hoàn toàn tin tưởng vào đội quân của ông Falko Goetz, vẫn tin vào hình ảnh các cầu thủ đặt tay lên ngực áo khi nghe bản quốc ca Việt Nam cất lên trước mỗi giờ xung trận.
Vậy thì, hãy biến niềm tin đó trở thành sức mạnh, khi mà chúng ta chỉ còn cách đỉnh vinh quang có hai trận đấu nữa. Đá vì Tổ quốc, chứ đừng chỉ đá vì 1 triệu USD./.
* Chuyên mục xuất hiện vào thứ Bảy hàng tuần trên phần Thể thao
Kể cả khi khả năng “bán độ” được loại trừ hoàn toàn, như khẳng định của huấn luyện viên Falko Goetz, thì niềm tin mà người hâm mộ đặt U23 Việt Nam cũng đã bị giảm sút phần nào. Bởi với màn trình diễn nghèo nàn như thế ở vòng bảng, nhất là những hạn chế về khả năng dứt điểm, liệu U23 Việt Nam có vượt qua được thử thách trên chảo lửa Bung Karno trước đội chủ nhà U23 Indonesia vào tối nay?
Giả sử đội quân của ông Falko Goetz không đạt được mục tiêu giành huy chương vàng - chiếc huy chương chúng ta đã chờ đợi suốt 52 năm qua, thì điều đầu tiên nhiều người nghĩ tới sẽ không phải là số phận của huấn luyện viên người Đức, mà sẽ là khoản tiền thưởng kỷ lục 1 triệu USD “bầu Đức” hứa thưởng cho toàn đội trước ngày lên đường. Đấy là con số khổng lồ ngay cả đối với những nền bóng đá lớn, chứ không phải một nền bóng đá nằm ở vùng trũng của bóng đá thế giới như Việt Nam.
Thế nên, cũng sẽ có người đặt câu hỏi, liệu đội bóng đá có xứng đáng với mức thưởng lớn đến vậy dù liên tục khiến người hâm mộ thất vọng trong suốt cả giai đoạn đấu bảng?
Trong khi đó, ở SEA Games lần này, người hâm mộ nước nhà đã thực sự nức lòng trước chiến công lịch sử của các vận động viên từ những môn thể thao khác. Đã hơn 70 lần, quốc thiều Việt Nam vang lên tại các sàn đấu ở Palembang và ngay cả các đối thủ cũng phải ngả mũ thàn phục trước những chiến công của Quý Phước, Hà Thanh, Ngân Thương hay Thanh Hằng.
[Toàn cảnh SEA Games 26]
Thậm chí, có những chiếc HCB, HCĐ cũng được đánh giá là quý như “vàng,” khi trở thành biểu trưng cho những tấm gương về tính bền bỉ, hay sự hy sinh thầm lặng, như của Nguyễn Thị Phương hay Nguyễn Đình Cương. Trên các diễn đàn thể thao, người hâm mộ đã gọi đó là những chiếc “huy chương kim cương,” đong đầy những giọt mồ hôi, nước mắt, và cả máu nữa.
Vậy mà những con người ấy cùng lắm là cũng chỉ được thưởng vài triệu đồng, theo quy định của ngành thể thao. Nghĩa là chỉ đủ để mua quà cho người thân, cho “các anh, các chú đã tạo điều kiện để họ phấn đấu.”
Dĩ nhiên, thật khó mà đưa ra so sánh giữa bóng đá với các môn thể thao khác. Bởi bóng đá bao giờ cũng là “Vua,” cũng chỉ có bóng đá mới có thể tạo nên cảnh hàng triệu người đổ ra đường vẫy cờ đỏ sao vàng mỗi khi đội nhà giành chiến thắng. Hơn thế nữa, đã hơn nửa thế kỷ qua, chúng ta vẫn vẫn được được nếm “mùi vị vàng” ở môn bóng đá. Nên nếu đội U23 giành được chiếc HCV thì chiếc huy chương đó sẽ cực kỳ đáng giá.
[Toàn cảnh môn bóng đá ở SEA Games 26]
Tuy vậy, cũng chính vì lý do đó mà người hâm mộ có quyền đòi hỏi nhiều hơn từ các cầu thủ bóng đá. Và sẽ thật đáng trách nếu như niềm tin của người hâm mộ lại bị phản bội một lần nữa, bởi những ký ức ở Bacolod năm nào vẫn còn đang ám ảnh nhiều người.
Dĩ nhiên, số đông vẫn hoàn toàn tin tưởng vào đội quân của ông Falko Goetz, vẫn tin vào hình ảnh các cầu thủ đặt tay lên ngực áo khi nghe bản quốc ca Việt Nam cất lên trước mỗi giờ xung trận.
Vậy thì, hãy biến niềm tin đó trở thành sức mạnh, khi mà chúng ta chỉ còn cách đỉnh vinh quang có hai trận đấu nữa. Đá vì Tổ quốc, chứ đừng chỉ đá vì 1 triệu USD./.
* Chuyên mục xuất hiện vào thứ Bảy hàng tuần trên phần Thể thao
Hoài Sa (Vietnam+)