Sự cố tràn hơn 500lít dầu FO xảy ra sáng 28/10, tại một doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp Thăng Long-Hà Nội, nhưng rất may có sự ứng cứu kịp thời của Công ty SOS Môi trường thuộc Hội Bảo vệ Thiên nhiên Môi trường Việt Nam.
Đây là sự cố tràn dầu thứ năm trên địa bàn thành phố Hà Nội trong năm nay, mà Công ty SOS Môi trường nhận được thông tin và trực tiếp ứng phó.
Do không chủ động ứng phó với sự cố tràn dầu, không có thiết bị nên doanh nghiệp không kiểm soát được tình thế. Công nhân nhà máy chỉ biết dùng vòi nước và xà phòng xịt rửa, làm cho dầu lẫn nước chảy xuống cống ngầm của khu công nghiệp. Cách xử lý như vậy càng mở rộng phạm vi gây nguy hại cho môi trường. Tình hình càng trở nên tồi tệ hơn do ảnh hưởng của cơn bão Sơn Tinh, lượng nước mưa và gió mỗi lúc một tăng.
Với kinh nghiệm ứng phó sự cố tràn dầu đối với nhiều vụ tương tự, chuyên gia của SOS Môi trường đã cho chuyển các thiết bị vật tư cần thiết đến ngay hiện trường, khắc phục nhanh sự cố.
Trước tiên, các chuyên gia SOS Môi trường dùng phao quây ngăn chặn không cho váng dầu thoát ra môi trường. Dùng vải lọc dầu SOS-1 chặn ngay các cửa cống để thu gom dầu lẫn trong nước; đồng thời, yêu cầu dừng ngay việc sử dụng nước xịt rửa và dùng Cellusorb 2 thấm hút dầu trên bề mặt.
Dù trên sàn bêtông còn đọng rất nhiều nước mưa, nhưng Cellusorb 2 chỉ hút dầu, mà không hút nước. Sau nhiều giờ vật lộn trong mưa bão, toàn bộ số dầu tràn đã được cơ bản thu gom, trả lại sự trong sạch cho môi trường.
Mặc dù Hội Bảo vệ Thiên nhiên Môi trường Việt Nam đã nhiều lần khuyến cáo về sự cần thiết phải có kế hoạch ứng phó với sự cố môi trường; trong đó có sự cố tràn dầu và hóa chất. Nhưng hầu hết các doanh nghiệp, các khu công nghiệp đều chưa sự quan tâm đến phương pháp phòng ngừa. Trong thực tế có những sự cố môi trường xảy ra đã bị ém nhẹm, gây ngộ độc cho môi trường./.
Đây là sự cố tràn dầu thứ năm trên địa bàn thành phố Hà Nội trong năm nay, mà Công ty SOS Môi trường nhận được thông tin và trực tiếp ứng phó.
Do không chủ động ứng phó với sự cố tràn dầu, không có thiết bị nên doanh nghiệp không kiểm soát được tình thế. Công nhân nhà máy chỉ biết dùng vòi nước và xà phòng xịt rửa, làm cho dầu lẫn nước chảy xuống cống ngầm của khu công nghiệp. Cách xử lý như vậy càng mở rộng phạm vi gây nguy hại cho môi trường. Tình hình càng trở nên tồi tệ hơn do ảnh hưởng của cơn bão Sơn Tinh, lượng nước mưa và gió mỗi lúc một tăng.
Với kinh nghiệm ứng phó sự cố tràn dầu đối với nhiều vụ tương tự, chuyên gia của SOS Môi trường đã cho chuyển các thiết bị vật tư cần thiết đến ngay hiện trường, khắc phục nhanh sự cố.
Trước tiên, các chuyên gia SOS Môi trường dùng phao quây ngăn chặn không cho váng dầu thoát ra môi trường. Dùng vải lọc dầu SOS-1 chặn ngay các cửa cống để thu gom dầu lẫn trong nước; đồng thời, yêu cầu dừng ngay việc sử dụng nước xịt rửa và dùng Cellusorb 2 thấm hút dầu trên bề mặt.
Dù trên sàn bêtông còn đọng rất nhiều nước mưa, nhưng Cellusorb 2 chỉ hút dầu, mà không hút nước. Sau nhiều giờ vật lộn trong mưa bão, toàn bộ số dầu tràn đã được cơ bản thu gom, trả lại sự trong sạch cho môi trường.
Mặc dù Hội Bảo vệ Thiên nhiên Môi trường Việt Nam đã nhiều lần khuyến cáo về sự cần thiết phải có kế hoạch ứng phó với sự cố môi trường; trong đó có sự cố tràn dầu và hóa chất. Nhưng hầu hết các doanh nghiệp, các khu công nghiệp đều chưa sự quan tâm đến phương pháp phòng ngừa. Trong thực tế có những sự cố môi trường xảy ra đã bị ém nhẹm, gây ngộ độc cho môi trường./.
Quang Chính (TTXVN)